Fitch Solutions: Nhờ EVFTA, thuỷ sản của Việt Nam đang dần khẳng định được vị thế
Cấp hơn 7.200 giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sau 1 tháng EVFTA có hiệu lực / Lào Cai: Nhiều cách làm sáng tạo giúp người dân thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Năm 2019, tổng sản lượng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam là 7,8 tỷ USD, khoảng 13,5% trong số đó đến Châu Âu. Theo hiệp định, nhiều sản phẩm của Việt Nam sẽ được miễn thuế:
- Surimi (miễn hạn ngạch thuế quan 500 tấn)
- Cá ngừ tươi, đóng hộp, ướp lạnh sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc về nguồn gốc.
- Tôm chưa qua chế biến sẽ được miễn thuế ngay từ đầu tiên. Thuế đối với tôm chế biến sẽ giảm xuống 0% sau 7 năm
- Cá da trơn sẽ được miễn thuế sau 3 năm
Năm 2018, EU là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam với 1,2 tỷ USD.Về phía EU, Việt Nam nằm trong 4 quốc gia không thuộc khối EU có sản lượng xuất khẩu hải sản lớn tới thị trường EU trong 2019 chỉ đứng sau Trung Quốc, Ecuador và Morocco.
Tôm là một trong những mặt hàng đắt khách của Việt Nam tại thị trường EU. (Ảnh minh hoạ: VTV.vn)
Theo Fitch, các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam "đắt hàng" tại thị trường Châu Âu trong năm 2019. Bao gồm tôm tươi, tôm sú và phi lê cá da trơn đông lạnh, các mặt hàng này chiếm 700 triệu USD trong tổng giá trị 1,2 tỷ USD thủy sản xuất khẩu sang EU năm 2018.
Xét về mức tăng trưởng trong 5 năm qua, xuất khẩu thủy sản chưa chế biến và đã chế biến tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 29,6% (về giá trị) trong khi tôm đông lạnh và tôm sú tăng trưởng với tốc độ CAGR là 10,9%/năm.
Người tiêu dùng châu Âu ngày càng chi tiêu nhiều hơn vào cá và các sản phẩm từ cá. Năm 2020, mức trung bình của một hộ gia đình sẽ chi trung bình 271 USD cho các sản phẩm thủy sản thông qua kênh bán lẻ. Fitch dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng 4,1% cho tới năm 2024.
Nhập khẩu các sản phẩm thủy sản của EU đã tăng trung bình 2,3% một năm về giá trị, và 1,9% một năm về số lượng. Về sản phẩm nhập khẩu, ba mặt hàng đứng đầu trong năm 2019 bao gồm:
1. Cá hồi Đại Tây Dương tươi hoặc ướp lạnh
2. Tôm và Tôm đông lạnh
3. Cá ngừ đã chế biến hoặc bảo quản
Xuất khẩu thuỷ sản của VIệt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất sau khi hợp tác với EU và hiệp định EVfTA có hiệu lực. . (Ảnh minh hoạ: VTV.vn)
Nhờ hiệp định thương mại EVFTA cùng lợi thế có sẵn của Việt Nam, hai sản phẩm thủy sản của Việt Nam sẽ hưởng lợi từ thương mại gia tăng trong vài năm tới:
1) Tôm đông lạnh và tôm sú
Fitch tin rằng tôm chưa chế biến sẽ được hưởng lợi nhiều nhất trong số các sản phẩm thủy sản của Việt Nam. Tôm chưa chế biến sẽ được miễn thuế kể từ ngày hiệp định có hiệu lực, nghĩa là tôm Việt Nam sẽ ngay lập tức sẽ có giá cạnh tranh hơn. Năm 2019, Ecuador, Argentina và Ấn Độ đều xuất khẩu nhiều tôm hơn Việt Nam. Nhưng hiện Argentina và Ấn Độ đều không có FTA với EU, nghĩa là Việt Nam sẽ nhanh chóng tận dụng được vốn và tăng thị phần của mình trên thị trường EU.
2) Cá ngừ đóng hộp, tươi và ướp lạnh
Hiệp định thương mại sẽ đưa ra mức thuế miễn thuế ngay lập tức đối với 11.500 tấn cá ngừ đóng hộp, tươi sống và ướp lạnh. Việt Nam đã xuất khẩu 26.700 tấn sản phẩm cá ngừ sang EU trong năm 2018. Trong khi các quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt sẽ được áp dụng ở đây, chỉ hơn 40% xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU sẽ được miễn thuế. Các nhà sản xuất Việt Nam có thể tính trung bình với chi phí thấp hơn vào các sản phẩm khác của mình, dẫn đến giá bán sẽ tốt hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo