Thị trường

Gần 24.500 tỷ đồng cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn

Chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn được triển khai trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả.

Việt Nam nhập siêu 1 tỷ USD trong tháng 5 / Xuất khẩu thuỷ sản tiếp đà tăng

Gần 24.500 tỷ đồng cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn

Chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn được triển khai trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả. Nhiều mô hình từ nguồn vốn vay ưu đãi này đã phát triển trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương.

Trước kia gia đình ông Lứ thuộc diện hộ nghèo. Vợ chồng ông phải đi làm thuê, làm mướn nhưng không thể đủ tiền trang trải chi tiêu hàng ngày. Ba đứa con của ông không được đến trường. Tiếp cận được nguồn vốn sản xuất, kinh doanh, ông mua được ba con bò sinh sản. Đến nay gia đình ông có 12 con bò và trồng thêm 2 ha sắn, trẻ con cũng có điều kiện đến trường

Ông Mù A Lứ - Bản Hồng Ngài, xã Hồng Ngài, Bắc Yên, Sơn La cho biết: "Riêng cây sắn, một năm tôi thu hơn 100 triệu. Tôi bán hai con bò được 50 triệu thì tổng cộng được khoảng 200 triệu/năm. Gia đình tôi giờ đã ổn định về đồng vốn".

Nhà anh Giàng A Thào ở trên núi cao. Đất vườn, đất ruộng có nhưng chỉ trồng vài cây ngô, khóm lúa. Chuồng trại có nhưng cũng để không. Anh Thào cho biết anh muốn phát triển kinh tế gia đình nhưng thiếu vốn. Biết được những hộ đã từng vay vốn sản xuất có hiệu quả, anh đến học hỏi kinh nghiệm.

Anh Giàng A Thào - Xã Hồng Ngài, Bắc Yên, Sơn La chia sẻ: "Tôi học hỏi kinh nghiệm từ các chú. Có nguồn vốn rồi về đầu tư nuôi bò sinh sản, nuôi ngựa rất hiệu quả. Tôi cũng muốn làm thủ tục vay vốn để làm như các hộ gia đình khác".

Theo số liệu từ Ngân hàng chính sách tỉnh Sơn La, 5 tháng đầu năm, doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn của toàn tỉnh đạt trên 222 tỷ với hơn 3.300 lượt khách hàng được vay vốn. Việc nâng mức tín dụng ưu đãi cho vay sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn lên gấp đôi đã giúp các hộ vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn có thêm nguồn lực sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống.

Ông Hoàng Xuân Trường - Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Sơn La chia sẻ: "Hiện nay, chúng tôi chỉ đạo các huyện phối hợp với phòng dân tộc các huyện để bước đầu rà soát được đối tượng chính sách, đối tượng thụ hưởng. Chúng tôi sẽ thực hiện giải ngân ngay khi có các quyết định phê duyệt, đảm bảo thực hiện chính sách một cách kịp thời nhất".

Số liệu từ Ngân hàng Chính sách xã hội, tính đến hết tháng 5/2024, tổng dư nợ chương trình tín dụng cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn đạt gần 24.500 tỷ đồng, với gần 540.000 khách hàng còn dư nợ, trong đó nợ quá hạn chỉ chiếm 0,26%.

Gần 24.500 tỷ đồng cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn - Ảnh 1.

Tính đến hết tháng 5/2024, tổng dư nợ chương trình tín dụng cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn đạt gần 24.500 tỷ đồng.

Mức cho vay sản xuất kinh doanh

Hiệu quả của vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đã thể hiện rõ. Hiện nay, nhiều hộ gia đình cũng muốn tiếp cận nguồn vốn vay này. Theo Ngân hàng Chính sách xã hội, đối tượng thụ hưởng khá rộng.

Ông Lê Văn Thắng - Giám đốc Phòng Giao dịch, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Bắc Yên, Sơn La cho biết: "Về điều kiện vay vốn, người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực hiện dự án hoặc phương án xác nhận. Điều kiện thứ hai, người vay vốn phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Và điều kiện thứ ba, người vay vốn cư trú hợp pháp tại nơi thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất được UBND cấp xã xác nhận.

Về mức cho vay hiện nay áp dụng là mức tối đa 100 triệu đồng, phải đảm bảo tài sản bằng tài sản hình thành từ vốn vay, người vay phải tham gia vào vốn tự có ít nhất 20%. Lãi suất cho vay hiện nay đang áp dụng 9%/năm, tương đương với 0,75%/tháng và lãi suất nợ quá hạn đã áp dụng bằng 130% lãi suất trong hạn cho vay.

Về thời hạn cho vay, hiện tại Ngân hàng Chính sách đang áp dụng đối với ba hình thức là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tùy vào phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của người vay và chu kỳ sản xuất, kinh doanh của dự án hoặc phương án vay vốn".

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm