Thị trường

Gạo Việt Nam bước đầu thâm nhập được các thị trường yêu cầu chất lượng cao

(DNVN) - Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội nghị gạo quốc tế Việt Nam do Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và một số doanh nghiệp, chuyên gia quốc tế tổ chức ngày 10/10 tại Hà Nội.

Xuất khẩu gạo Việt Nam đạt mức cao nhất trong 3 năm / Được cởi trói, xuất khẩu gạo Việt sắp bứt phá?

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam liên tiếp duy trì vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan. Thị trường xuất khẩu gạo của VN đã tăng lên đến khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước Mỹ- La tinh, Trung Đông.
Đặc biệt, hạt gạo VN cũng đã bước đầu thâm nhập được các thị trường yêu cầu chất lượng cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc), Hoa Kỳ, EU.
Gạo Việt Nam bước đầu thâm nhập được các thị trường yêu cầu chất lượng cao. (Ảnh: VOV)

Gạo Việt Nam bước đầu thâm nhập được các thị trường yêu cầu chất lượng cao. (Ảnh: VOV)

Bộ Công Thương khẳng định, xuất khẩu gạo của VN trong thời gian qua đạt kết quả tích cực cả về lượng và giá xuất khẩu cũng như cơ cấu chủng loại xuất khẩu.
Số liệu của Bộ Công thương cho thấy, xuất khẩu gạo năm 2017 đạt 5,82 triệu tấn, tăng 21% so với năm 2016, trị giá đạt khoảng 2,63 tỷ USD, tăng 22%. Giá FOB bình quân xuất khẩu ở mức 452,6 USD/tấn, tăng 0,8%, tương đương mức tăng 3,7 USD/tấn so với giá xuất khẩu năm 2016.
Tăng trưởng tiếp tục được duy trì trong năm 2018. Tính đến 15/9, xuất khẩu gạo đạt 4,73 triệu tấn, tăng 9,3% so với cùng kỳ 2017, trị giá đạt 2,38 tỷ USD. Tính riêng trong tháng 9, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 9/2018 ước đạt 443 ngàn tấn với giá trị ước đạt 212 triệu USD.
Tuy nhiên, theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, bên cạnh những kết quả tích cực, thị trường gạo VN đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.
Thực tế, sản phẩm thương hiệu gạo của VN vẫn chưa được phần lớn người tiêu dùng cuối cùng tại các nước biết đến trong khi gạo là mặt hàng nhạy cảm, được nhiều nước chú trọng áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và về bảo vệ môi trường rất cao.
Trước thực trạng này, ông Hải cho rằng, cần phải xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo hàng hoá có chất lượng. Sản xuất theo quy trình sạnh, gạo hữu cơ, đa dạng hoá các sản phẩm chế biến từ lúa gạo.
Về giải pháp nâng cao giá trị hạt gạo Việt, bà Nguyễn Thuý Kiều Tiên, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long cho rằng, trước mắt cần nâng cao giá trị giống lúa, nâng cao chất lượng; phát triển giống lúa theo nhu cầu của thị trường...
PV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm