GDP quý I tăng 5,56%
Vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh cần công bằng, minh bạch / Nắm bắt các cơ hội của trí tuệ nhân tạo để tăng trưởng
Số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.
Về cơ cấu nền kinh tế quý I/2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,77%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,73%; khu vực dịch vụ chiếm 43,48%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,02%.
GDP quý I tăng 5,56%.
Trong bức tranh chung của nền kinh tế,khu vực công nghiệp và xây dựng, sản xuất công nghiệp khởi sắc và tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023. Tại đây ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,98%.
Cũng trong quý I/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1,537 triệu tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Điều này sức mua của nền kinh tế đang tiếp tục xu hướng hồi phục.
Xuất, nhập khẩu hàng hoá cũng là một điểm sáng của nền kinh tế trong 3 tháng đầu năm. Cụ thể trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 93,06 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá trong 3 tháng đầu năm ước đạt 84,98 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 26,2 tỷ USD. Còn Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 29,4 tỷ USD.
Tính chung tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Còn cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,08 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 4,93 tỷ USD).
Bên cạnh đó, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Namtính đến ngày 20/3/2024 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Namba tháng đầu năm 2024 ước đạt 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất nhập khẩu là một trong những điểm sáng của nền kinh tế trong quý I/2023.
Ngoài ra, thị trường chứng khoán cũng cho thấy sự khởi sắc trong 3 tháng đầu năm. Trên thị trường cổ phiếu, tính đến ngày 28/3/2024, chỉ số VN-Index đạt 1.286,11 điểm, tăng 2,7% so với cuối tháng trước và tăng 13,8% so với cuối năm 2023. Mức vốn hóa thị trường (đến ngày 15/3/2024) ước đạt 6,662 triệu tỷ đồng, tăng 12,2%. Tính chung quý I/2024, giá trị giao dịch bình quân đạt 22.529 tỷ đồng/phiên, tăng 28,2% so với bình quân năm 2023.
Bên cạnh những mặt tích cực, tinh hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. 3 tháng đầu năm ước tính có đến 73.900 doanh nghiệp, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 53.400 doanh nghiệp; 15.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 5.100 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Trung bình, mỗi tháng có gần 24.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Trong chiều ngược lại, 3 tháng đầu năm chỉ có 59.900 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Bình quân một tháng có gần 20.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Tuy nhiên theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, dự kiến quý II/2024, có 45,4% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý I/2024; 36,6% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 18% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo