Thị trường

Giá dầu giảm sâu nhất trong 6 tháng do lo ngại dịch corona bùng phát

Giá dầu đã giảm ở mức thấp nhất trong tuần qua kể từ tháng 7/2019 khi đại dịch Corona virus bùng phát và và tiếp tục gây áp lực. Cuối tuần vừa qua, giá dầu thô West Texas Intermediate (WTI) đã giảm hơn 7%. Dầu thô Brent cũng giảm khoảng 6,4%.

Giá xăng, dầu (22/1): Quay đầu giảm / Giá xăng, dầu (23/1): Nối tiếp đà giảm

Giá dầu giảm sâu nhất trong 6 tháng do lo ngại dịch corona bùng phát - 1 Một thành viên dân quân kiểm tra nhiệt độ cơ thể của một người lái xe tại một trạm thu phí đường cao tốc ở Vũ Hán hôm 23/1 trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus Corona.

Ông John Freeman, nhà phân tích của Raymond James cho rằng: “Thị trường dầu hiện nay có khả năng sẽ trở nên tồi tệ hơn trước rất nhiều.”

Theo một dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu của dầu vì Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, sau khi nhập khẩu kỷ lục 10,12 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2019. Trung Quốc cũng là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.

Vào cuối tuần vừa qua, giá dầu thô West Texas Intermediate (WTI) đã giảm 2,5%, tương đương 1,40 USD. Tại phiên giao dịch thấp, giá dầu WTI đạt 53,85 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ ngày 31/10/2019. Đây là ngày giảm thứ tư liên tiếp và những hợp đồng giao dịch dầu đã giảm 7,4% trong tuần.

Dầu thô Brent cũng giảm 2,2% xuống mức 60,69 USD/thùng, đưa mức lỗ hàng tuần xuống khoảng 6,4%. Đây cũng là tuần giảm thứ ba liên tiếp của mặt hàng này.

Hơn 33 triệu người hiện đang bị hạn chế đi lại ở Trung Quốc, điều này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu của những nhiên liệu dùng cho các phương tiện giao thông như dầu. Đây là thời điểm đặc biệt quan trọng vì nó rơi vào dịp Tết Nguyên đán. Tết Nguyên đán ở Trung Quốc chính là lúc diễn ra những cuộc di chuyển hàng năm lớn nhất thế giới.

 

Nhà phân tích John Freeman của Raymond James cho rằng: “Khi các thành phố bị cách ly và những người quá cảnh công cộng bị hạn chế thì sẽ làm giảm hoạt động kinh tế và có tác động tiêu cực đến nhu cầu năng lượng, trong đó có cả dầu. Một khi có bằng chứng cho thấy sự bùng phát được ngăn chặn thì sự gián đoạn kinh tế sẽ lắng xuống, và thị trường dầu sẽ được cải thiện, đưa giá ổn định trở lại.”

Một số sự kiện tăng giá điển hình trong thị trường dầu đã xảy ra trong tuần này, nhưng chúng vẫn không đủ sức để đẩy giá dầu tăng lên.

Hôm vừa qua, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã báo cáo rằng, tính đến hết ngày 17/1, hàng tồn kho dầu của Mỹ giảm 400.000 thùng trong tuần. Tuy nhiên, dự trữ xăng của nước này lại tăng lên mức cao kỷ lục sau 11 tuần liên tiếp tăng. EIA dự báo trong nửa đầu năm 2020, nước Mỹ sẽ dư thừa 1 triệu thùng mỗi ngày. Ở những nơi khác, điển hình như Libya, sản xuất dầu đã chậm lại khi phiến quân ngăn chặn việc xuất khẩu.

Ông Freeman cũng cho biết, sự biến động về giá dầu là một dấu hiệu cho thấy rằng tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu dịch Corona virus tiếp tục.

Việc bán tháo dầu đi sau khi dịch Corona virus bùng phát ở Trung Quốc dường như đã tăng quá mức.

 

Khi đánh giá những tác động tiềm ẩn do dịch bệnh gây ra, các nhà phân tích thường so sánh nó với sự bùng phát của dịch SARS năm 2002. Hôm thứ hai, JPMorgan nhận định, nếu cuộc khủng hoảng corona virus phát triển thành dịch bệnh giống như SARS thì giá dầu sẽ rớt thê thảm xuống chỉ còn 5 USD/thùng.

Ngân hàng Mỹ JPM Commodities Research dự báo giá dầu Brent trung bình trong quý 1/2020 sẽ là 67 USD/thùng, và trung bình năm 2020 sẽ là 64,5 USD/thùng.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm