Thị trường

Giá heo hơi ngày 15/3/2022: 2 miền Bắc - Nam tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg

Ghi nhận giá heo hơi ngày 15/3, trên 2 miền Bắc - Nam tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg, trong khi miền Trung tiếp tục đi ngang so với hôm qua. Hiện giá heo hơi được thu mua trong khoảng 51.000 - 54.000 đồng/kg.

Giá dầu tăng "chóng mặt", thị trường chứng khoán Châu Á sẽ chìm nổi ra sao? / Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 14/3

Giá heo hơi tại miền Bắc

Cụ thể, tại tỉnh Lào Cai giá heo hơi báo tăng 1.000 đồng/kg lên mức 52.000 đồng/kg.

Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Thái Nguyên, Hưng Yên giá heo hơi được thu mua với mức 54.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định giá heo hơi ở mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 52.000 - 54.000 đồng/kg.

Giá heo hơi ngày 15/3/2022: 2 miền Bắc - Nam tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg

Giá heo hơi ngày 15/3/2022: 2 miền Bắc - Nam tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg. Ảnh: Dương

Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên

Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận giá heo hơi ở mức 53.000 - 54.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An giá heo hơi được thu mua với mức 52.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 52.000 - 54.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại miền Nam

 

Cụ thể, tại tỉnh Cà Mau giá heo hơi tăng 2.000 đồng/kg, hiện ở mức 54.000 đồng/kg.

Các địa phương còn lại không thay đổi so với hôm qua. Tại TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Cần Thơ giá heo hơi ở mức 54.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Kiên Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Sóc Trăng giá heo hơi ở mức 53.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bến Tre giá heo hơi được thu mua với mức 51.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 51.000 - 54.000 đồng/kg.

 

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, trong khi giá thịt thương phẩm lại bấp bênh và dịch bệnh luôn rình rập. Trước thực trạng đó, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học được xem là giải pháp giúp nông dân bảo vệ đàn vật nuôi, tăng hiệu quả đầu tư, hướng đến phát triển bền vững.

Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, anh Nguyễn Ngọc Sử, ngụ tại ấp Đông Tiến, xã Tân Đông, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh áp dụng phương pháp chăn nuôi heo theo hướng an toàn sinh học. Với mô hình này, anh Sử đã quản lý chặt chẽ từ con giống đến thức ăn chăn nuôi.

Theo đó, anh Sử đã sử dụng các phế, phụ phẩm như: xác đậu nành, bã bia, đạm cá, ấu trùng ruồi lính đen đem xay trộn lại để làm thức ăn cho heo. Ngoài ra, anh Sử còn sử dụng mật ong và rỉ mía pha với nước cho heo uống. Trung bình, mỗi lứa heo nuôi theo mô hình này khoảng 4 tháng, heo đạt trọng lượng từ 100 kg đến 110 kg/con, với chi phí thức ăn chỉ hết 1,5 triệu đồng/con.

Anh Sử chia sẻ, đàn vật nuôi là tài sản lớn của nhà nông. Để chăn nuôi hiệu quả, người chăn nuôi phải luôn chú trọng đến phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học và tìm hiểu các bệnh thường xảy ra trên đàn heo để có hướng ngăn ngừa. Chuồng trại phải luôn được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, phân heo phải được rải vôi hoặc ủ men vi sinh để khử khuẩn mầm bệnh, bảo vệ môi trường.

“Mô hình chăn nuôi này yêu cầu người chăn nuôi phải quan sát đàn heo hằng ngày để bổ sung dưỡng chất cho heo. Nhưng hiệu quả mang lại là sẽ giảm chi phí thức ăn khoảng 50%, chất lượng thịt rất ngon. Từ đó, giúp heo ít gặp bệnh tật, sinh trưởng rất tốt”- anh Sử nói.

 

Cuối năm 2020, khi bắt đầu nuôi heo theo hướng an toàn sinh học, anh Sử chỉ dám thử nghiệm với 10 con giống. Tuy nhiên, hiệu quả từ quá trình chăn nuôi đem lại rất khả quan, nên gần đây anh Sử đã liên kết với Hợp tác xã dịch vụ và thương mại Tân Châu để mở rộng và phát triển mô hình lên hơn 100 con và đăng ký chăn nuôi theo quy trình VietGAHP.

Anh Sử cho biết, trong thời gian tới, anh sẽ tăng đàn, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho nông dân để cùng hưởng lợi, cùng sản xuất ra những sản phẩm sạch, bảo đảm sức khoẻ cho cộng đồng.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm