Giá vàng ngày 14/3/2022: Vàng tiếp tục giảm mạnh phiên đầu tuần
Giá xăng tăng vọt lên gần 30.000 đồng mỗi lít / Giá vàng đang biến động mạnh, nên mua vào hay bán ra?
Giá vàng ngày 14/3/2022: Vàng tiếp tục giảm mạnh phiên đầu tuần. Ảnh: Reuters
Giá vàng thế giới tuy đã đánh tuột mốc quan trọng 2.000 USD/ounce nhưng thị trường vẫn tin “cơn sốt” giá vàng sẽ vẫn “nóng” lên theo diễn biến cuộc xung đột Nga-Ukraine. Mọi kỳ vọng đang đổ dồn vào kết quả cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào thứ Tư tới, liên quan tới chính sách lãi suất mới của nền kinh tế Mỹ.
Chi phối và cũng là động lực của thị trường hiện có hai yếu tố nổi bật là căng thẳng địa chính trị trên thế giới tiếp tục leo thang và những lo ngại hiện hữu về rủi ro lạm phát, khiến nhu cầu tìm đến tài sản trú ẩn như vàng trên thế giới rất lớn. Đây cũng là những yếu tố khiến giá vàng liên tục tăng vọt và chinh phục các đỉnh cao mới trong thời gian qua.
Cuộc chiến ở Đông Âu hiện là một thảm kịch mà toàn thế giới đang cảm nhận, trong đó, nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng, phần tồi tệ nhất có thể có thể còn tồi tệ hơn trước khi tình hình trở nên tốt hơn. Với tất cả nỗi sợ hãi và sự không chắc chắn này, không có gì ngạc nhiên khi giá vàng sẽ bị đẩy lên các mức cao nhất mọi thời đại mới. Trong khi giá vàng dự kiến sẽ củng cố ở mức hiện tại, nhiều nhà phân tích cho rằng, kim loại quý vẫn trong xu hướng tăng rất mạnh trong tương lai gần. Việc vàng tiếp tục tăng cao hơn chỉ còn là vấn đề thời gian.
Nhà báo kinh tế dày dặn kinh nghiệm Neils Christensen chia sẻ trên Kitco News rằng, tuần qua, ông đã suy nghĩ về những bình luận trước đây của một số nhà phân tích cảnh báo về việc giá vàng tăng vọt, vượt mọi đỉnh cao - có vẻ những dự đoán đó đang trở thành sự thật. Khi giá vàng giao dịch gần đỉnh cao 2.000 USD/ounce, xung đột Nga-Ukraine đã đi qua mốc hai tuần, thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn, hơn 2 triệu người tị nạn đã tràn vào châu Âu với nỗi sợ hãi về an nguy sống còn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo