Thị trường

Giá heo hơi ngày 26/9/2022: Nông hộ nuôi nhỏ lẻ muốn tồn tại phải liên kết

Ghi nhận giá heo hơi ngày 26/9, trên cả 3 miền đồng loạt đi ngang so với hôm qua. Hiện giá heo hơi được thu mua trong khoảng 56.000 - 63.000 đồng/kg.

Việt Nam - Ấn Độ ký kết hợp tác nghiên cứu, sản xuất thực phẩm chức năng / Chứng khoán toàn cầu lao dốc sau quyết định tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương

Giá heo hơi tại miền Bắc

Cụ thể, tại tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình giá heo hơi ở mức 62.000 đồng/kg.

Các địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Tuyên Quang, Hà Nam, Nam Định, Phú Thọ giá heo hơi đạt mức 60.000 - 61.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Thái Nguyên giá heo hơi được thu mua với mức thấp nhất toàn miền 59.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 59.000 - 62.000 đồng/kg.


Giá heo hơi ngày 26/9/2022:Nông hộ nuôi nhỏ lẻ muốn tồn tại phải liên kết. Ảnh: Nguyễn Thường

Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên

Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa giá heo hơi đạt mức 61.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Định giá heo hơi được thu mua với mức 60.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận giá heo hơi ở mức 56.000 - 59.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 56.000 - 61.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại miền Nam

Tương tự 2 miền trên, giá heo hơi tại miền Nam cũng đi ngang so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Long An giá heo hơi đang ở mức cao nhất cả nước 63.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Cà Mau giá heo hơi được thu mua với mức 60.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu giá heo hơi ở mức 57.000 - 59.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 57.000 - 63.000 đồng/kg.

Nông hộ nuôi nhỏ lẻ muốn tồn tại phải liên kết

Cứ mỗi sáng, anh N.V.B, một thương lái lâu năm chuyên thu mua heo hơi tại Khánh Hòa, lại mở điện thoại để xem tin nhắn báo giá heo hơi được nhắn vào nhóm chat. “Nhiều năm nay, giá heo hơi của công ty C.P luôn là giá được các thương lái như chúng tôi dùng để tham khảo, hoặc định hướng lên xuống của thị trường, rồi đưa ra giá mua heo của nông dân. Không hẳn là họ chi phối hoàn toàn, nhưng vẫn có một sự định hướng nhất định”, anh N.V.B nói.

Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết từ năm 2018 đến nay, ngành chăn nuôi heo liên tục bị dịch bệnh bủa vây, rồi bão giá lên xuống, vừa hồi phục một thời gian ngắn thì lại bị dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi tiêu thụ, sau đó giá thức ăn chăn nuôi tăng quá cao... Vai trò của chăn nuôi nông hộ ngày càng lép vế vì không chống đỡ nổi. “Các doanh nghiệp có vốn lớn, có dự trữ nguyên liệu và tự chủ được nguồn thức ăn chăn nuôi thì vẫn trụ vững. Người chăn nuôi phải bán ra với giá của các doanh nghiệp lớn thì làm sao chịu nổi? Ước tính khoảng hơn 2 triệu người chăn nuôi trên cả nước bị ảnh hưởng tới công ăn việc làm, thu nhập”, một đại diện Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai thông tin.

Báo cáo củaBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(NN&PTNT) thừa nhận: Trung bình mỗi năm, tỷ lệ chăn nuôi nông hộ giảm từ 5 - 7%/năm. Cụ thể, năm 2011, cả nước có khoảng trên 4,13 triệu cơ sở chăn nuôi heo, đến năm 2016 giảm xuống còn 3,4 triệu. Sau đợt khủng hoảng giá thịt heo năm 2017, số cơ sở chăn nuôi heo còn khoảng 2,5 triệu cơ sở. Năm 2020, cả nước chỉ còn khoảng 2 triệu cơ sở chăn nuôi heo và năm 2021, theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, cả nước có 20.843 cơ sở chăn nuôi heo từ 10 con trở lên với tổng đầu con 11,7 triệu con chiếm tỷ lệ 41,6% so với tổng đàn heo của cả nước. Như vậy, thị phần lớn đã thuộc về các doanh nghiệp, tập đoàn.

Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, trăn trở: “Chăn nuôi heo nước ta vẫn chủ yếu là theo hộ gia đình, trang trại chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát. Người chăn nuôi chưa có kiến thức cần thiết về vấn đề kiểm soát dịch bệnh, đưa ra chế độ dinh dưỡng không phù hợp cho heo theo từng giai đoạn, làm năng suất chăn nuôi thấp. Đây là điểm yếu đã thể hiện rõ ràng nhất dẫn đến sự bùng phát và lan rộng của dịch tả heo châu Phi lan rộng trong thời gian vừa qua. Con giống cũng như nguồn thức ăn chất lượng cao ổn định cũng là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi. Chủ trại thường gặp phải trở ngại và rủi ro cao khi phải bỏ ra chi phí lớn để đầu tư vào một trại heo từ chi phí đất, xây dựng cơ bản, con giống, thức ăn, thuốc thú y… Vì vậy, vấn đề đặt ra với các hộ gia đình là cần tham gia trong vào chuỗi liên kết chăn nuôi heo theo hợp tác xã, khi đó mới đủ mạnh để được hỗ trợ về kiến thức chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh, cung cấp nguồn giống tốt, thức ăn chất lượng cũng như đảm bảo đầu ra trong mọi điều kiện thị trường”.

Theo ông Nguyễn Trí Công, bên cạnh việc duy trì nghề nghiệp, các hợp tác xã chiếm giữ một thị phần quan trọng trong tổng đàn heo cả nước cũng sẽ giúp cạnh tranh về giá bán, nếu không các doanh nghiệp lớn sẽ chủ động thao túng về giá, chẳng những gây thiệt hại cho người chăn nuôi mà còn làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm