Giá heo hơi ngày 24/9/2022: Miền Nam có giá cao nhất cả nước
Vĩnh Long: Nông dân huyện Long Hồ lãi lớn nhờ áp dụng kỹ thuật xử lý chôm chôm trái vụ / Tiền Giang ra mắt Điểm bán hàng Việt thứ 3 tại TP Mỹ Tho
Cụ thể, tại tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình giá heo hơi ở mức 62.000 đồng/kg.
Các địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Tuyên Quang, Hà Nam, Nam Định, Phú Thọ giá heo hơi đạt mức 60.000 - 61.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Thái Nguyên giá heo hơi được thu mua với mức thấp nhất toàn miền 59.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 24/9/2022: Miền Nam có giá cao nhất cả nước. Ảnh: Hoàng Linh
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên Huế giá heo hơi đồng loạt giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống mức 60.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa giá heo hơi đạt mức 61.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Định giá heo hơi được thu mua với mức 60.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận giá heo hơi ở mức 56.000 - 59.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 56.000 - 61.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, toàn miền có duy nhất tỉnh Vĩnh Long giá heo hơi giảm 1.000 đồng/kg xuống 59.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi so với hôm qua. Tại tỉnh Long An giá heo hơi đang ở mức cao nhất cả nước63.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Cà Mau giá heo hơi được thu mua với mức 60.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu giá heo hơi ở mức 57.000 - 59.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 57.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá thức ăn chăn nuôi "không chịu" hạ nhiệt theo giá nguyên liệu
Hơn 1 tháng qua, giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trên thị trường thế giới cũng như trong nước đã hạ nhiệt. Giá ngô trên thế giới giảm hơn 20% so mức đỉnh hồi tháng 5/2022; giá mì cũng giảm mạnh về tương đương mức giá đầu năm 2022. Trong khi đó, cám gạo trong nước sau khi tăng mạnh lên hơn 10.000 đồng/kg hiện cũng đã quay đầu giảm còn khoảng 8.000 đồng/kg. Thế nhưng, giá thức ăn chăn nuôi trong nước đến thời điểm này vẫn "không chịu" hạ nhiệt theo đà giảm giá nguyên liệu.
Một nông dân ở Đồng Nai cho biết, do giá thức ăn quá cao nên giá thành thịt heo đã lên đến 60.000 đồng/kg. Chính vì vậy, người chăn nuôi vẫn mong chờ giá thức ăn chăn nuôi “hạ nhiệt” khi giá đầu vào nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi đang có chiều hướng giảm như hiện nay.
Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cho hay, có thể phải chờ đến hết năm nay, giá thức ăn chăn nuôi trong nước mới đi xuống được. Hiện mặc dù giá một số nguyên liệu như cám gạo, bã đậu nành đã giảm nhưng chưa thể giúp chăn nuôi giảm giá sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Do trước đó, giá nguyên liệu đồng loạt tăng cao trong khi nhà máy sản xuất chỉ tăng giá sản phẩm ở mức thấp hơn đà tăng giá của nguyên liệu đầu vào.
Giải thích về tình trạng này, ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết, hiện mới chỉ có một số nguyên liệu giảm giá, còn trong rổ nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi có đến hàng chục sản phẩm. Chưa kể, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện còn tồn kho nguồn nguyên liệu giá cao đã nhập từ trước đó, đủ sản xuất đến cuối năm. Bởi vậy, giá thành sản xuất trong vài tháng tới vẫn sẽ cao và cần độ trễ vài tháng để giảm giá sản phẩm.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, ngành chăn nuôi cần hợp tác, phát triển mô hình chăn nuôi heo theo chuỗi giá trị từ giống, thức ăn chăn nuôi, tổ chức sản xuất đến giết mổ, chế biến, phân phối. Trong đó, cần chú trọng công nghệ, đổi mới quy trình, tối ưu hóa tài nguyên nhằm giảm chi phí; phát triển trên cơ sở cân đối cung - cầu. Hiện nay, Chính phủ đang nỗ lực kéo giảm vật giá thực phẩm tiêu dùng, trong đó kiểm soát chặt khâu trung gian, phân phối, vận chuyển… Riêng khâu sản xuất, hiện nay có những khó khăn chưa thể giải quyết ngay được, đó chính là giảm chi phí sản xuất, và hơn thế thức ăn chăn nuôi phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu, do đó rất khó kéo giảm được giá thức ăn chăn nuôi từ đây đến cuối năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng