Giá heo hơi ngày 28/3/2023: Biến động 1.000 - 2.000 đồng/kg
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thị trường dược liệu toàn cầu / Triển vọng xuất khẩu của cá tra miền Tây
Cụ thể, tại tỉnh Hưng Yên, Phú Thọ, Hà Nội, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thái Bình giá heo hơi được thu mua với mức 50.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang giá heo đạt mức 49.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Yên Bái, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định giá heo hơi ở mức thấp hơn 48.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 48.000 - 50.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 28/3/2023: Biến động 1.000 - 2.000 đồng/kg. Ảnh: Thế Hiển
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận giá heo hơi ở mức 50.000 - 51.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi, Ninh Thuận giá heo hơi được thu mua với mức 48.000 - 49.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 48.000 - 51.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Trà Vinh giá heo hơi báo tăng 2.000 đồng/kg lên mức 50.000 đồng/kg. Còn giá heo tại tỉnh Hậu Giang, Bến Tre, Sóc Trăng đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg xuống 50.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Ttại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau giá heo hơi ở mức cao nhất cả nước 52.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu giá heo hơi ở mức 50.000 - 51.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 50.000 - 52.000 đồng/kg.
Giải pháp tháo gỡ khó khăn trong chăn nuôi
Chưa bao giờ người chăn nuôi heo lại gặp khó khăn “kép” như hiện nay khi giá thức ăn chăn nuôi luôn “neo” ở mức cao trong khi giá thịt heo lại giảm. Giá heo hơi xuất chuồng đang quanh mức trên dưới 50.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất lên tới 54.000 - 55.000 đồng/kg. Như vậy, mỗi con heo xuất chuồng ở thời điểm này hộ chăn nuôi lỗ tới gần 1 triệu đồng. Trong bối cảnh đó, càng nuôi càng lỗ đang là một thách thức không nhỏ đối với người nuôi.
Thực tế cho thấy, ngành chăn nuôi heo và nguồn cung các mặt hàng thịt heo luôn thu hút sự quan tâm của người dân bởi sự phổ biến của thực phẩm này trong bữa ăn hằng ngày ở mỗi gia đình. Để bảo đảm hài hòa giữa sản xuất và nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thực phẩm thiết yếu này, hệ thống giải pháp phải đồng bộ, xuyên suốt; trong đó, nhiệm vụ quan trọng lâu nay chúng ta đã nói đến nhiều lần là phát triển ngành chăn nuôi hiệu quả và bền vững.
Trước mắt, để tháo gỡ ngay khó khăn, cơ quan chức năng cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhằm giảm giá thành sản phẩm. Đặc biệt, cần tạo điều kiện phát triển vùng nguyên liệu để từng bước chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi nội địa.
Một giải pháp quan trọng nữa là tổ chức hệ thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi heo gắn với các chuỗi liên kết. Theo đó, các địa phương, trung tâm mua bán, siêu thị, chợ đầu mối và các chương trình bình ổn, xúc tiến thương mại ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho việc giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi có thương hiệu, có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, cơ quan chức năng cần quản lý chặt hoạt động nhập khẩu thịt và phụ phẩm...
Về lâu dài, các cơ quan chức năng và địa phương cần bám sát, triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1520/QĐ-TTg, ngày 6/10/2020). Trong đó, cần bảo đảm mục tiêu đến năm 2030 tổng đàn heo có mặt thường xuyên ở quy mô 29-30 triệu con (bao gồm cả heo thương phẩm và heo nái).
End of content
Không có tin nào tiếp theo