Giá nông sản ngày 22/1/2024: Cà phê và hồ tiêu ở mức cao
Logistics trước áp lực cạnh tranh - Bài cuối: Cần lộ trình dài hơn cho logistics Việt Nam / Hà Nội: Xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP gắn kết quảng bá du lịch tại Phúc Thọ
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 71.800 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 71.700 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 72.500 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 72.400 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 72.300 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 72.200 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 72.400 đồng/kg, 72.300 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 72.300 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 71.700 - 72.500 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2024 ở mức 3.128 USD/tấn, giao tháng 5/2024 ở mức 2.967 USD/tấn. Tại sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2024 ở mức 185,15 cent/lb, giao tháng 5/2024 ở mức 181,85 cent/lb.
Ảnh minh họa. Ảnh: Hà Nguyễn
Các nhà giao dịch cà phê và nhà phân tích ngành cho biết, các cuộc tấn công của phiến quân Houthi ở Yemen vào các tàu ở Biển Đỏ đã khiến chi phí của các nhà rang xay cà phê châu Âu tăng vọt, mặc dù chi phí này khó có thể sớm được chuyển đến người tiêu dùng.
Giá cước vận tải container đã tăng khoảng 150% trên tuyến Á-Âu và nhiều chuyến hàng hạt đến châu Âu từ các nhà sản xuất cà phê Robusta hàng đầu như Việt Nam và Indonesia đã bị trì hoãn tới ba tuần do các tàu phải đi đường vòng qua Mũi Hảo Vọng (Nam Phi).
Tình hình này đang khiến các nhà rang xay phải tìm kiếm hạt cà phê thay thế từ những nơi khác như Brazil và Uganda. Các nhà môi giới nhận thấy giá bán tại khu vực đó đã tăng vọt, điều này một lần nữa khiến cho chi phí cho các nhà rang xay tăng cao hơn.
Tuy nhiên, các thương nhân và nhà phân tích ngành cho biết họ không mong đợi các nhà rang xay sẽ chuyển những chi phí này sang người tiêu dùng trong thời gian tới do sự cạnh tranh gay gắt về giá trong các siêu thị.
Nhiều công ty toàn cầu đang tìm kiếm giải pháp thay thế cho việc vận chuyển qua Biển Đỏ, được nối với Địa Trung Hải bằng Kênh đào Suez, tạo ra tuyến đường vận chuyển ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á. Khoảng 12% lưu lượng vận tải biển thế giới đi qua kênh đào.
Một giám đốc điều hành tại một trong những công ty lớn nhất Việt Nam cho biết: “Chúng tôi cảm thấy rất lo ngại trước tình hình số lượng đơn đặt hàng mới từ châu Âu giảm do người mua phải chịu chi phí vận chuyển cao hơn. Thông thường, xuất khẩu cà phê đạt đỉnh vào thời điểm này trong năm”. Theo đó, một nhà xuất khẩu cà phê đã chia sẻ rằng khoảng 60% lượng cà phê của ông xuất khẩu sang châu Âu mỗi năm.
Theo các nhà giao dịch, lượng container sẵn có trên toàn cầu vẫn chưa chịu tác động lớn như đã chứng kiến ở đỉnh điểm của đại dịch COVID-19, nhưng tin rằng rủi ro vẫn còn.
Một thương nhân ở châu Âu đã hạ thấp nguy cơ tăng giá mà sự gián đoạn vận chuyển ở Biển Đỏ gây ra đối với giá cà phê Robusta toàn cầu trong dài hạn và chia sẻ rằng: “Tình hình này đã hỗ trợ tăng giá trong phạm vi gần, nhưng về trung hạn và dài hạn đó chỉ là những trục trặc, nguồn hàng cà phê đã có sẵn và sẽ sớm được vận chuyển”.
Giá nông sản ngày 22/1: Hồ tiêu cao nhất đạt 82.500 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 82.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay đạt mức 81.500 đồng/kg.
Trong khi đó, tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 82.000 đồng/kg.
Tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 80.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Gia Lai giá tiêu hôm nay đạt mức 80.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 80.000 - 82.500 đồng/kg.
Bước sang năm 2024, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (Vietnam Pepper Association - VPA) cho biết, sẽ hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp kinh doanh, xuất nhập khẩu gia vị và thúc đẩy thu hút đầu tư, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các tổ chức.
Đặc biệt là các tổ chức quốc tế, để phát triển bền vững, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, phát triển thương hiệu, tận dụng những lợi ích từ việc hội nhập quốc tế để thúc đẩy đưa sản phẩm gia vị Việt Nam ra thị trường thế giới.
Mục tiêu là đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành hồ tiêu và gia vị đạt trên dưới 2 tỷ USD, với tổng sản lượng từ 400.000 - 500.000 tấn, với định hướng phát triển bền vững ngành hồ tiêu và gia vị nhằm đưa Việt Nam trở thành điểm đến được chọn lựa đầu tiên trong chuỗi cung cấp gia vị toàn cầu.
Để làm được điều này, VPA sẽ tập trung vào chiến lược đa dạng hóa ngành hàng, thị trường, sản phẩm, tăng giá trị gia tăng trong cơ cấu sản phẩm hồ tiêu và gia vị.
Bên cạnh đó, VPA sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng nông dân kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hồ tiêu; liên kết sản xuất theo chuỗi; đẩy mạnh truyền thông và nhân rộng các mô hình sản xuất tiêu an toàn…
Đồng thời, để đảm bảo phát triển bền vững ngành hàng hồ tiêu, việc chuẩn bị cho những quy định mới từ EU là rất cần thiết.
Quy định của EU về chống phá rừng, không gây nguy hại tới rừng, trước mắt áp dụng cho 6 ngành hàng: cà phê, đậu nành, gỗ, gia súc, cacao, cao su, sắp tới có thể sẽ áp dụng cho hồ tiêu. VPA khuyến cáo các doanh nghiệp ngành hàng hồ tiêu cần có sự chuẩn bị trước cho quy định này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT