Giải ngân vốn ODA chậm vì không đảm bảo vốn đối ứng
Phát triển nhà ở xã hội chỉ đạt khoảng 30% so với mức đề ra / Năng lực cạnh tranh của ngành ô tô Việt Nam còn rất yếu
Trả lờichất vấn của đại biểu Quốc hội sáng 6/6 về việc giải ngân vốn ODA chậm và giải pháp của Chính phủ,Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhận định, đúng là tình hình giải ngân dự án dùng vốn ODA chậm, như năm 2018 mới đạt 63,2%. 5 tháng đầu năm 2019 có tăng, song vẫn chậm.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 6/6. |
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh lý giải nguyên nhân khiến việc giải ngân ODA chậm là do các Bộ, ngành, địa phương không đảm bảo bố trí vốn đối ứng trong các dự án dùng vốn ODA.
Ông Minh phân tích: Khi ký các hiệp định vay vốn ODA, nhà cấp vốn yêu cầu Việt Nam phải có vốn đối ứng giải quyết các vấn đề liên quan tới giải phóng mặt bằng và các Bộ, ngành, địa phương khi đó đều cam kết sẽ có nguồn vốn này. Song thực tế khi triển khai dự án lại chưa bố trí, hoặc bố trí không phù hợp...
Ngoài ra, tại một số dự án, nhất là trong lĩnh vực giao thông, việc lập kế hoạch chưa sát thực tế. Nguyên nhân khác là năng lực ban quản lý dự án, chủ đầu tư thấp, chưa đáp ứng trong triển khai thực tế;giải phóng mặt bằng khó khăn, kéo dài; biến động tỷ giá... cũng ảnh hưởng tới giải ngân vốn vay ODA, Phó Thủ tướng chỉ rõ.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến ngày 20/5/2019, giải ngân nguồn vốn ODA và vay ưu đãi năm 2019 đạt khoảng 1.031 triệu USD, tương đương khoảng 23,7 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn cấp phát khoảng 737 triệu USD, vốn vay về cho vay lại khoảng 294 triệu USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo