Giới hạn tỷ lệ hàng nội địa trong bán lẻ tại một số nước
Dự báo nhập khẩu hoa quả thực phẩm của Trung Quốc tăng mạnh / Xuất khẩu lâm sản duy trì đà tăng trưởng mạnh
Để có thể được hoạt động tại Ấn Độ, bên cạnh những điều kiện về vốn, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các hãng bán lẻ nước ngoài còn phải đáp ứng những yêu cầu của giới chức địa phương về sử dụng hàng hóa nội địa. Theo đó, 30% số hàng hóa bày bán tại các hệ thống bán lẻ một hoặc nhiều nhãn hiệu phải là sản phẩm được sản xuất tại Ấn Độ, đặc biệt là từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã nông nghiệp.
Ảnh minh họa.
Yêu cầu đó đã khiến không ít ông lớn trong ngành bán lẻ gặp khó trong việc tiếp cận thị trường tỷ dân này. Hiện chính phủ Ấn Độ đang cân nhắc nới lỏng giới hạn cho các hãng bán lẻ bằng việc cho các hãng này thêm thời gian chuẩn bị để đáp ứng các quy định về hàng nội địa.
Trong khi đó, tại Indonesia, từ năm 2013 đến nay, Bộ Thương mại nước này đã đưa ra những quy định chặt chẽ về việc bán hàng nội địa, nhằm hỗ trợ khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất trong nước trước hàng nhập khẩu, đặc biệt là nguồn hàng giá rẻ từ Trung Quốc. Theo đó, các trung tâm mua sắm và cửa hàng bán lẻ hiện đại cần đảm bảo rằng, các sản phẩm sản xuất nội địa sẽ chiếm 80% số lượng hàng hóa được giao dịch. Chỉ trong một số trường hợp cụ thể, Bộ Thương mại mới có thể cấp giấy phép, cho phép các nhà bán lẻ bán lượng hàng nội địa ở thấp hơn tỷ lệ trên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'