Hà Nội: Làm giàu từ nghề trồng lan rừng
Samsung Việt Nam mua hàng trăm tấn thanh long, dưa hấu giải cứu nông dân trong dịch Covid-19 / Nga và OPEC bất đồng về vấn đề cắt giảm sản lượng dầu
Thủ phủ lan rừng
Tại xã Đông La (huyện Hoài Đức, Hà Nội) những năm 1989 -1990, từ những nhà vườn nhỏ lẻ, đến nay trên địa bàn xã đã có khoảng 20ha trồng lan rừng của 200 nhà vườn, có tốc độ phát triển nhanh, mạnh về quy mô cũng như mạng lưới tiêu thụ và nhiều chủng loại lan phong phú, quý hiếm.
Theo ông Tạ Công Thực, Chủ tịch Hội nhà vườn hoa lan Đông La cho biết, với bề dày 30 năm phát triển nghề trồng lan, xã Đông La là một trong những địa phương sản xuất lan tập trung lớn nhất miền Bắc về số lượng nhà vườn, khối lượng lan, quy mô sản xuất.
Điều địa lý kiện thuận lợi nằm gần trung tâm thủ đô đã mở ra thị trường tiêu thụ lớn cho các hộ trồng lan ở Đông La. Tận dụng quỹ đất sẵn có của địa phương, nhiều nhà vườn đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại, mở rộng mô hình, nâng cao kỹ thuật chăm sóc để đưa ra thị trường những giò lan đẹp, quý hiếm và có giá trị cao.
Các nhà vườn trong xã tập trung mạnh vào các dòng lan rừng như: Phi điệp, quế, cáo…Và nhiều giống lan độc, lạ khác. Ngoài ra việc giao dịch mua bán các giống và hoa lan rừng được thực hiện thường xuyên, liên tục và rất nhộn nhịp, nhiều người chơi lan ở các địa phương khác tìm đến học hỏi kinh nghiệm.
Thị trường tiêu thụ của hoa lan Đông La trải khắp mọi miền đất nước và cả nước ngoài. Nhờ vậy, thu nhập bình quân một năm của các nhà vườn cũng ở mức cao. Mức thu này cũng tùy thuộc vào một số dòng lan hoặc một số nhà trồng nhiều hay ít. Điển hình như có hộ trồng nhiều và có nhiều dòng lan quý hiếm sẽ cho tổng thu hàng tỷ đồng, ông Thực nhấn mạnh.
Hiện nay giá trị sản phẩm hoa lan cao nhất và thị trường giao dịch mạnh nhất là phi điệp đột biến, có những sản phẩm trên 20 triệu một cm. Ở Đông La có rất nhiều giò lan mang giá trị cao như vậy. Các dòng chơi được như quế, tam bảo sắc, cáo… là tầm trung, giá tùy theo từng giò khoảng 1-2 triệu, có những giò cũng 40-50 triệu.
"Nhìn ở góc độ người nông dân, trước đây gắn bó với đồng ruộng, lam lũ mà thu nhập thấp khi đến với nghề làm lan cuộc sống kinh tế của các hộ trồng lan có sự thay đổi rõ rệt. Nếu so với các loại cây trồng khác, hiệu quả trồng lan thì khó có loại cây nào cao bằng trồng lan", ông Thực cho biết.
Đến với nghề trồng lan nhiều hộ gia đình đã không những thoát nghèo mà vươn lên làm giàu ngay chính mảnh đất quê hương, có thể kể đến như gia đình anh Nguyễn Hữu Nguyên (Đồng Nhân, Đông La, Hoài Đức). Xuất phát từ người nông dân quanh năm với ruộng vườn cây ăn trái, đến với nghề chỉ vì sở thích, đam mê với cây lan. Nhưng sau quá trình, chăm sóc trao đổi mua bán với những người khác, anh Nguyên nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ cây lan so với các cây nông nghiệp khác. Từ đó anh Nguyên quyết tâm đầu tư vườn giàn, gây dựng thành một vườn trồng, ban đầu vốn liếng eo hẹp phải vay ngân hàng đến 2010 gia đình anh đã phát triển được vườn lan 2000 mét vuông.
Anh Nguyên chia sẻ:" Trong suốt 20 năm gắn bó với cây lan, mình đánh giá trồng lan là nghề ổn định hơn so với các công việc nhà nông khác. Người dân dù làm lớn hay nhỏ đều cho thấy hiệu quả tích cực. Chỉ cần nắm được quá trình sản xuất, biết cách tiếp thị là có thế sống khỏe với nghề. Các hộ trồng sau quá trình tích lũy mở mang dần đều cho thấy hiệu quả cao, trừ những người hạn chế về khả năng tiếp cận công nghệ là còn gặp khó khăn. Nhiều thanh niên trẻ trong xã khi đến với nghề trở nên rất hăng hái thậm chí bị cuốn theo công việc vì nó mang lại thu nhập cao cho gia đình.
Phát triển bền vững, không chạy theo cơn sốt thị trường
Trong thời buổi công nghệ thông tin hiện đại, những người trồng lan cũng dễ dàng tiếp cận với khách hàng. Trên địa bàn xã Đông La, việc giao dịch mua bán các giống và hoa lan rừng được thực hiện thường xuyên, liên tục và rất nhộn nhịp, nhất là qua online. Việc này mở ra cơ hội rất lớn cho người trồng lan giúp nghề trồng lan những năm gần đây ở Đông La ngày càng phát triển.
Theo Ông Tạ Công Thực cho biết, thị trường lan của Đông La còn nhiều cơ hội phát triển. So với cả nước, Đông La là vùng trồng lan tập trung và khá lớn nhưng lan vẫn chưa đủ để cung cấp ra thị trường. Trước đây, nguồn lan chủ yếu là nhập khẩu, tuy nhiên những năm trở lại đây nguồn cung từ trong nước đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của người chơi.
Nhưng giò lan giá trị là những giống cây đột biến gen, được xếp vào hàng quý hiếm, được người chơi ưa chuộng. Có những giống không áp dụng khoa học kỹ thuật để nhân giống được, mà phải nhân giống thủ công nên có giá thành cao. Nhiều giống lan đột biến giá trị cao đã tạo ra những cơn sốt thị trường.
Tuy nhiên, theo ông Thực chia sẻ:" Với các nhà vườn trồng lan ở Đông La luôn chú trọng phát triển các dòng lan thông dụng, bởi chạy theo cơn sốt thị trường sẽ chứa đựng nhiều rủi ro vì đó là phát triển không bền vững. Các dòng đột biến gen giá cả có thể lên và xuống theo từng thời điểm, nếu các nhà vườn ồ ạt chạy theo sẽ phải hứng chịu nhiều rủi ro. Chính vì vậy, các nhà vườn tại Đông La thường chỉ dành 20% nguồn lực đầu tư vào giống lan đột biến, còn lại 80% là đâu tư vào các giống thông dụng trên thị trường".
Ở Đông La, Hội những người trồng lan thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm, trao đổi giống để mở mang vườn lan của gia đình. Hiện nay nhiều hộ trồng lan trong xã đã tiếp cận được nhiều hơn với khoa học kỹ thuật, tự sản xuất nhân giống, cấy mô công nghiệp. Không bị phụ thuộc vào việc khai thác từ tự nhiên, góp phần giảm tỉ lệ phá rừng và bảo vệ môi trường.
Nhiều nhà vườn tại Đông La sở hữu vườn lan khủng
Theo anh Thực, một người trồng lan trước hết phải hiểu rõ đặc tính sinh trưởng của từng loài, các giống lại sinh trưởng trong nhiều môi trường khác nhau. Chính vì vậy, nhà vườn phải bố trí sắp xếp sao cho vườn gần về tự nhiên bao nhiêu thì mình chăm sóc nhàn bấy nhiêu, cây hoa phát triển tươi tốt bấy nhiêu.
Là một địa phương có nghề trồng lan có bề dày gần 30 năm, các hộ trồng lan tại Đông La sở hữu những kỹ thuật trồng lan rất chắc, nên nhà vườn nào cây lan cũng sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất với những người trồng lan hiện nay là giống và giá thể. Khi chọn giống phải khỏe, giá thể phải sạch, quá trình nuôi trồng mới có thể hạn chế bệnh tật.
Ngoài ra, để trồng lan có chất lượng tốt, giá trị cao đòi hỏi người nuôi lan phải nắm được kỹ thuật cũng như không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm. Nuôi lan không đơn thuần chỉ là trồng, cắt, tỉa, chăm bón… như những loại cây cảnh khác, việc nuôi lan vô cùng công phu và cầu kỳ, đòi hỏi kỹ thuật cao, đặc biệt phải có sự kiên trì tỉ mẩn và đam mê với cây trong suốt quá trình từ khi cây lan là phối giống đến khi ra thành phẩm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Xăng giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh