Hà Nội: Mỗi ngày có khoảng 10 tấn rau ùn ứ
Khai mạc Tuần lễ Nhãn và Nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2019 / TTC thu mua nông sản giúp nông dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Hà Nội cho biết, tính theo lũy kế từ ngày 24/7 (thời điểm Hà Nội thực hiện giãn cách) đến ngày 8/8, tổng diện tích cấy lúa là 76.833,2 ha, diện tích thu hoạch rau củ quả là 4.981,9 ha, sản lượng rau củ quả hàng ngày đạt 18.100,6 tấn, diện tích thu hoạch cây ăn quả là 4.014,7 ha.
Sở này cho biết thêm, khó khăn của ngành nông nghiệp Hà Nội, chủ yếu đến từ một số khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Theo Sở NN-PTNT thành phố, hiện 9 xã của huyện Thường Tín bị phong tỏa, một số công ty dừng hoạt động do có nhân viên thuộc diện F1. Lượng rau ùn ứ mỗi ngày tới khoảng 10 tấn.
Một vấn đề nữa, là các chợ đầu mối như Đền Lừ, Minh Khai, Long Biên hiện bị phong tỏa. Nhiều chợ dân sinh hạn chế hoạt động. Các cơ sở, thương lái thu mua nông sản lớn tại các huyện Thanh Trì, Hoàng Mai đã tạm dừng hoặc hạn chế thu mua do giãn cách xã hội.
Hà Nội có mỗi ngày có khoảng 10 tấn rau ùn ứ, 34,6% cơ sở giết mổ phải tạm ngừng hoạt động.
Từ ngày 24/7/2021 tới nay, tình hình sản xuất, chăn nuôi, hoạt động của các cơ sở giết mổ gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do thị trường tiêu thụ, trường học, bếp ăn tập thể đóng cửa,... nhu cầu mua sắm của người dân giảm mạnh. Bản thân những cơ sở này cũng cần tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động, phòng chống dịch bệnh.
Số cơ sở giết mổ tạm ngừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch COVID-19 chiếm 34,67%, chủ yếu là các cơ sở quy mô vừa và nhỏ, không hoạt động theo chuỗi giá trị. Sản lượng thịt đưa ra thị trường tiêu thụ giảm khoảng 20-35%.
Sở NN-PTNT nhấn mạnh, một số chốt kiểm dịch hoạt động chưa linh hoạt, làm ách tắc, chậm quá trình vận chuyển tiêu thụ các mặt hàng nông sản, lương thực, thực phẩm. Sở NN-PTNT Hà Nội dự báo, các cơ sở giết mổ sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong thời gian tới.
Từ đó, Sở NN-PTNT Hà Nội đưa ra hai giải pháp. Một là, tăng cường phối hợp với các Sở, gồm Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương và Sở Y tế nhằm tháo gỡ các khó khăn trong vận chuyển, kết nối tiêu thụ sản phẩm, và đảm bảo mục tiêu kép là vừa phòng, chống dịch, vừa đảm bảo hoạt động cho các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện bố trí phương án “3 tại chỗ” được sản xuất tiếp.
Thứ hai, Sở NN-PTNT Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hợp tác xã, trang trại, hộ nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn, vừa đảm bảo phòng, chống dịch, vừa không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng.
Bên cạnh đó, các quận, huyện, thị xã chủ động về lực lượng tham gia thu hoạch, vận chuyển… nông sản giúp nông dân, đảm bảo nông sản được thu hoạch kịp thời, không ứ đọng cục bộ.
Với riêng các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh, chợ đầu mối thu mua sản phẩm nông nghiệp bị cách ly phòng chống dịch bệnh, Sở NN-PTNT Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tạo điều kiện cho các người sản xuất không thuộc diện cách ly được đi làm, để đảm bảo lực lượng lao động; đồng thời ưu tiên tiêm vacxin phòng COVID-19 cho đối tượng sản xuất trực tiếp.
Bên cạnh đó, các quận, huyện, thị xã cần sẵn sàng bố trí khu vực trung chuyển, tập kết, tiêu thụ nông sản sản xuất trên địa bàn và từ các tỉnh, thành phố đảm bảo phòng, chống dịch bệnh, giảm tải cho các chợ đầu mối, không ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao