Hải Dương: Thanh Hà thúc đẩy trồng vải VietGAP
Bà Rịa-Vũng Tàu: Thu nhập cao từ trồng bơ trái vụ / An Giang trồng nhãn xuất khẩu, khôi phục các giống nhãn quý
Hiệu quả từ liên kết
Đầu năm 2019, xã Thanh Xá được hỗ trợ thành lập Tổ hợp tác sản xuất vải thiều VietGAP, thu hút 13 hộ tham gia. Sự ra đời của Tổ hợp tác tạo nên điểm tựa vững chắc để thành viên và người dân trên địa bàn tự tin phát triển sản xuất an toàn.
Ngay khi thành lập, Tổ hợp tác đã bắt tay vào phát triển sản xuất theo hướng an toàn. Các thành viên của Tổ đều được hướng dẫn ghi nhật ký nông hộ, được trang bị các kiến thức về ATLĐ, đồng thời, nắm vững quy trình sản xuất, từ việc xử lý đất đai, bón phân, sử dụng thuốc BVTV, chăm sóc, thu hoạch…
Anh Nguyễn Văn Cường (thôn 3, xã Thanh Xá) chia sẻ: “Thực tế, trước đó thì các thành viên Tổ hợp tác đã liên kết làm ăn, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Trước đây, việc sản xuất nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm khiến năng suất, chất lượng vải rất thấp. Nay liên kết lại, năng suất, chất lượng tăng lên, vấn đề ATLĐ, vệ sinh thực phẩm cũng được đảm bảo”.
Tại xã Thanh Bính, các mô hình liên kết sản xuất vải theo hướng an toàn, chú trọng ATLĐ, cũng đang phát huy hiệu quả tích cực. Điển hình như mô hình “Liên kết sản xuất, tiêu thụ vải thiều sớm” tại thôn Hạ Vĩnh, hiện đang thu hút hơn 20 hộ tham gia.
Vào nhóm liên kết, 100% các thành viên được cập nhật kiến thức, kinh nghiệm sản xuất theo hướng an toàn, kỹ năng áp dụng khoa học – kỹ thuật, sử dụng máy móc, thiết bị thuần thục.
“3 năm qua, sản phẩm của mô hình liên kết sản xuất an toàn xã Thanh Bính được doanh nghiệp bao tiêu 100%. Việc liên kết cũng mở ra hướng đi bền vững, giúp các hộ dân nâng cao kỹ thuật, ý thức về sản xuất an toàn, ATLĐ”, ông Nguyễn Văn Đệnh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Bính cho hay.
Các kỹ thuật mới, chú trọng ATLĐ sẽ được chú trọng
Nhân rộng mô hình
Nhận thấy tiềm năng lớn của các mô hình liên kết sản xuất vải thiều an toàn, những năm qua, huyện Thanh Hà đã chủ động thúc đẩy, hỗ trợ các hộ nông dân trồng vải thiều thành lập các HTX, tổ hợp tác, nhóm hộ. Theo thống kê, đến nay, toàn huyện đã có khoảng 11 mô hình liên kết sản xuất an toàn.
Để nâng cao hiệu quả các nhóm liên kết, huyện đã tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ người nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, mua vật tư nông nghiệp trả chậm; mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học – kỹ thuật, kiến thức ATLĐ; hướng dẫn người dân tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung…
Cụ thể, từ đầu năm 2019 đến nay, huyện đã tổ chức 65 buổi tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, kiến thức về ATLĐ… cho hơn 5.000 lượt người. Các ban ngành của huyện cũng phối hợp mở lớp dạy nghề trồng vải cho 35 học viên tại xã Thanh Bính. Tại các lớp học, các học viên được bổ sung kiến thức, thực hành đầy đủ, qua đó, tạo nền tảng để áp dụng hiệu quả vào thực tiễn.
Bên cạnh kỹ thuật, huyện cũng chú trọng vấn đề lồng ghép các nguồn lực để hỗ trợ các mô hình liên kết. Đế nay, huyện đã tạo điều kiện cho hơn 500 hộ vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, thông qua các quỹ hỗ trợ nông dân các cấp; phối hợp với các ngân hàng hộ trợ hàng nghìn nông dân vay vốn phát triển sản xuất, với tổng số tiền hơn 295 tỷ đồng, trong đó, 18 tỷ đồng phục vụ sản xuất vải thiều…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Thanh Hà chú trọng sản xuất vải VietGAP