Hải Dương xuất khẩu lô vải thiều đầu tiên năm 2020
Bộ Tài chính yêu cầu khẩn trương thanh tra xác minh thông tin liên quan đến vụ hối lộ của Công ty Tenma Việt Nam / Xuất khẩu gạo đạt gần 1 tỉ USD
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương, năm 2020, diện tích trồng vải của tỉnh duy trì 9.750 ha, sản lượng vải quả khoảng 45.000 tấn. Dự kiến thời vụ thu hoạch từ giữa tháng 5 đến tháng 6/2020.
Toàn tỉnh có 19 vùng sản xuất vải (diện tích 170 ha), được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu đi Mỹ, Úc, EU, Nhật Bản. Những vùng này sẽ đáp ứng các nhu cầu khắt khe quy định nhập khẩu của các thị trường như Nhật Bản, Mỹ, Úc và các nước EU…
Đặc biệt, niên vụ 2020, lần đầu tiên thị trường Nhật Bản mở cửa cho quả vải của Việt Nam. Hải Dương đang phấn đấu xây dựng thành công thêm 4 vùng trồng nhãn, vải theo tiêu chuẩn quốc tế nữa, nâng diện tích lên được cấp mã vùng lên khoảng 220ha. Đồng thời, các vùng xuất khẩu sẽ được lấy mẫu kiểm tra tồn dư thuốc BVTV trước khi xuất khẩu. Qua đó, hạn chế tối đa việc tồn dư thuốc BVTV trong quả vải, xuất khẩu thành công những lô vải đầu tiên sang Nhật Bản.
Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký vùng trồng và đăng ký bao tiêu sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Các diện tích trồng vải còn lại đều được giám sát, cấp chứng nhận VietGap hoặc được đào tạo, tập huấn và sản xuất theo quy trình VietGap; đáp ứng yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Ông Trịnh Văn, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà (Hải Dương) chia sẻ, thời gian qua, huyện đã quy hoạch giao thông, mở các điểm mua bán, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp về thu mua vải. Đặc biệt, Thanh Hà đã huy động nguồn vốn, đầu tư trên 200 tỷ đồng nâng cấp đường giao thông gắn với cây vải tổ để tuyên truyền, quảng bá sản phẩm vải thiểu.
“Các cơ quan chuyên môn cần sát sao hơn nữa, chung tay cùng chính quyền, người dân đảm bảo sản xuất vải đúng quy trình, chất lượng. Đặc biệt, cần tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp về thu mua vải, đảm bảo giao thông thuận lợi, an toàn” ông Văn kiến nghị
Sở Công thương tỉnh Hải Dương cho hay, đã có 4 doanh nghiệp đăng ký vùng trồng và đăng ký bao tiêu sản phẩm để đưa vải thiều Thanh Hà xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, Úc. Đó là, Công ty CP Nông sản Hưng Việt và Công ty Công ty CP Quốc tế Bamboo đăng ký 4 mã vùng trồng và đăng ký bao tiêu 220 tấn (diện tích khoảng 40ha). Công ty CP Ameii đăng ký 4 mã vùng trồng và đăng ký bao tiêu 100 tấn vải thiều. Công ty Rồng đỏ cam kết vẫn duy trì bao tiêu cho 3 vùng vải xuất khẩu (diện tích khoảng 20ha) cho người dân. Ngoài ra, một loạt các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đang xây dựng kế hoạch thu mua, sơ chế và xuất khẩu vải đi các thị trường cao cấp năm 2020, cùng hàng trăm doanh nghiệp, thương nhân sẽ tiếp tục xuất khẩu vải Thanh Hà sang thị trường Trung Quốc.
Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nên việc tiêu thụ vải có thể sẽ gặp khó khăn, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Đây là thị trường truyền thống và lớn nhất, tiêu thụ khoảng 40% sản lượng vải của địa phương này. Vì vậy, tỉnh Hải Dương đề nghị Bộ NN&PTNT làm việc với Trung Quốc để tạo điều kiện xuất khẩu được thuận lợi. Đồng thời, đề nghị Bộ NN&PTNT hỗ trợ Hải Dương trong việc xuất khẩu vải đi Nhật Bản, Mỹ, Úc, EU trong thời gian tới.
Ngoài ra, để quảng bá, giới thiệu và đẩy mạnh liên kết, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ vải quả; kịp thời hỗ trợ cho người sản xuất, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đến liên kết, hợp tác thu mua, tiêu thụ vải quả của Hải Dương một cách nhanh chóng, thuận lợi, ổn định; Sở Công Thương tỉnh Hải Dương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tích cực quảng bá, giới thiệu, hỗ trợ kết nối cung, cầu tiêu thụ vải quả của Hải Dương. Đề nghị hỗ trợ tỉnh và các doanh nghiệp Hải Dương đưa quả vải vào bán tại các siêu thị, hệ thống phân phối lớn tại địa bàn…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Lô vải thiều Thanh Hà đầu tiên đã lên đường xuất khẩu sang Mỹ, Úc, Singapore. (ảnh: Chu Khôi)