Hải Phòng: Tăng tốc tốc về đích nông thôn mới
Đẩy mạnh xây dựng HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị / HTX có gần 30.000 con gà Đông Tảo, doanh thu gần 10 tỷ đồng/năm
VĨnh Bảo có 29 xã và một thị trấn. Kết thúc năm 2018, huyện có 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Mục tiêu của huyện là kết thúc năm 2019, tất cả các xã còn lại trên địa bàn huyện đều đạt chuẩn nông thôn mới và đưa huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020.
Có thể thấy thời gian huyện Vĩnh Bảo đưa những xã còn lại phải hoàn thành các mục tiêu trong chương trình nông thôn mới không còn nhiều. Hiện, huyện đang tăng tốc để hoàn thành những gì còn lại trong chặng đua nước rút nhằm đưa huyện trọng điểm về nông nghiệp của thành phố cán đích thành công.
Đầu tư cơ sở hạ tầng
Bên cạnh việc chú trọng chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thủy sản, kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập nông dân giai đoạn 2018-2020… tạo thuận lợi cho xây dựng NTM, huyện còn đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng.
Để làm được điều này, huyện đã chỉ đạo các xã giải phóng mặt bằng triển khai nhanh các thủ tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng NTM; thành lập tổ công tác kiểm tra, đôn đốc chương trình hỗ trợ xi-măng của thành phố xây dựng đường giao thông nông thôn năm 2019; chỉ đạo các ngành chuyên môn xây dựng kế hoạch, giúp đỡ các xã thực hiện các tiêu chí thuộc lĩnh vực ngành được phân công phụ trách…
Năm 2018, huyện hoàn thành quyết toán đường giao thông nông thôn thực hiện chương trình hỗ trợ xi-măng của thành phố trong năm 2017 và tổ chức tiếp nhận 8.000 tấn xi măng năm 2018 làm 50 km đường giao thông.
Đặc biệt, dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 10; xây mới cầu Hàn, cầu Đăng, cầu sông Hóa; dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 và tuyến đường nối cầu Lạng Am - cầu Nhân Mục, đường dẫn vào khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm… đã góp phần quan trọng thay đổi bộ mặt nông thôn, thực sự trở thành động lực giúp kinh tế huyện Vĩnh Bảo có những chuyển biến mạnh mẽ và mở ra những cơ hội mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như cải thiện đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.
Việc chú trọng hoàn thiện hệ thống giao thông không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại, đảm bảo an toàn giao thông mà còn góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, quảng bá các giá trị văn hóa, tinh thần của địa phương.
Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu về kinh tế- xã hội cũng dần được hoàn thiện theo hướng chuẩn hóa. Hệ thống thủy lợi, trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn hóa được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ dân sinh, tạo điều kiện ứng dụng khoa học- kỹ thuật vào sản xuất. Qua đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; cảnh quan, môi trường nông thôn tiếp tục được cải thiện.
Thu hút doanh nghiệp
Vĩnh Bảo có diện tích đất nông nghiệp khoảng 12.000 ha, trong đó có tới hơn 8000 ha trồng lúa, gần 1200 ha trồng thuốc lào; hơn 1400 ha nuôi trồng thủy sản; 100- 200 ha trồng dưa…, còn lại là đất bãi bồi ven sông. Để thúc đẩy sản xuất, chỉ có tích tụ ruộng đất, đầu tư liên kết theo hướng hàng hóa mới đem lại hiệu quả cao.
Theo ông Nguyễn Văn Quyn, Bí thư Huyện ủy Vĩnh Bảo, Hiện nay, có 4 hình thức tích tụ đất đai. Thứ nhất, Nhà nước bỏ tiền ra thu hồi đất của dân, nhưng cách này sẽ tốn rất nhiều tiền và khó khả thi. Thứ hai, Nhà nước bỏ tiền ra thuê đất của dân 20-30 năm rồi thu hút doanh nghiệp vào sản xuất. Thứ ba, mời gọi doanh nghiệp và tạo điều kiện cho họ thuê đất của dân với nhiều hình thức thuê linh hoạt. Thứ tư, doanh nghiệp khoanh vùng, chỉ đầu tư một phần, còn người nông dân vẫn sản xuất trên cơ sở hướng dẫn về kỹ thuật, đầu tư giống, vốn của doanh nghiệp và sau đó được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Từ thực tế của huyện hiện nay, chính quyền dành nhiều hơn sự quan tâm đối với các hình thức thứ ba và thứ tư, bởi nhiều mô hình này trên địa bàn đang thực hiện khá hiệu quả.
Khu công nghệ cao do VinECo đầu tư tại xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo
Ngoài hỗ trợ dồn điền đổi thửa, cơ giới hóa đồng bộ, chuyển giao khoa học kỹ thuật để sản xuất tập trung quy mô lớn; hỗ trợ giống, cây trồng, vật nuôi, thiết bị, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; hỗ trợ thành lập HTX nông nghiệp dịch vụ mới theo đúng luật…
Đặc biệt rất cần có cơ chế, chính sách thỏa đáng thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp (về thuế, về giải phóng mặt bằng, về lãi suất vay vốn…). Đến nay, Vĩnh Bảo đã thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư vào khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao VinEco với diện tích 155ha. Khi thu hút được doanh nghiệp đầu tư, nông nghiệp huyện Vĩnh Bảo được thừa hưởng và tiếp thu các công nghệ nông nghiệp tiên tiến như tưới phun tự động Israel, công nghệ cơ giới hóa, tự động hóa của Nhật Bản và Israel. Hàng trăm lao động nông thôn cũng có việc làm và thu nhập ổn định từ đây.
Ngoài thu hút doanh nghiệp, đến nay, toàn huyện có 163 vùng sản xuất tập trung với diện tích 1.920 ha với giá trị sản xuất trung bình đạt khoảng 250 triệu đồng/ha/ năm
Có thể thấy đầu tư cơ sở hạ tầng không những giúp các địa phương “về đích” NTM, mà còn tạo sức hấp dẫn riêng cho huyện Vĩnh Bảo trong việc thu hút các dự án lớn, nhất là dự án nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, làm “thay da đổi thịt”, tạo sức sống mạnh mẽ cho các vùng quê.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Quốc lộ 37 được huyện đầu tư xây dựng