Hàng không Việt Nam đang "hồi sinh" mạnh mẽ
Thị trường hàng không Việt Nam liệu có "lạc quan" hồi phục trong năm 2022? / Hàng không Việt Nam đã vượt qua thời điểm "tồi tệ nhất"
Dưới đây là bài viết nhận định của bà Jacqueline Lam - Trưởng khu vực Đông Nam Á, Chính sách Bền vững Toàn cầu và Quan hệ Đối tác, Boeing International và Michael Nguyen, Giám đốc Quốc gia, Boeing Việt Nam về sự "hồi sinh" của thị trường hàng không Việt Nam sau đại dịch.
Mới đây, Việt Nam đã bắt đầu khôi phục lại các hoạt động đón khách du lịch quốc tế và khôi phục nhiều đường bay như giai đoạn trước đại dịch. Việt Nam cũng đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng và thách thức cho ngành du lịch, trước mắt dự kiến đạt được 65 triệu lượt du khách nội địa và 5 triệu lượt du khách quốc tế cho đến cuối năm 2022.
Thị trường hàng không Việt Nam đang trên đà phát triển vượt trội trong khu vực Đông Nam Á với cơ sở hạ tầng du lịch vững chắc. TP Hồ Chí Minh và Hà Nội sở hữu vị trí đắc địa, cách 17 quốc gia khác chỉ 4-5 giờ bay.
10 năm gần đây, ngành hàng không Việt Nam có sự tăng trưởng vượt trội so với các ngành khác và xuất hiện thêm nhiều hãng bay mới. Lợi thế dân số đông cùng với sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu, xu hướng hội nhập giao thương quốc tế và cơ sở sản xuất lớn mạnh là những yếu tố then chốt đảm bảo sự phát triển vững chắc của ngành hàng không Việt Nam. Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phục hồi thị trường hàng không nội địa nhanh nhất thế giới.
Thị trường hàng không Việt Nam đang trên đà phát triển vượt trội trong khu vực Đông Nam Á.Dự báo, đến 2050 thế giới sẽ chứng kiến ngành du lịch hàng không đạt hơn 10 tỷ lượt khách mỗi năm, tạo ra khoảng 180 triệu việc làm và thu về gần 9 nghìn tỷ USD từ các hoạt động kinh tế, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến con người và trái đất. Châu Á Thái Bình Dương và Đông Nam Á cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng này.
Đối với Boeing, cốt lõi của sự bền vững là việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Làm thế nào để vẫn phát triển bền vững ngành hàng không trong khi giảm thiểu tác động đến Trái Đất? Điều này đòi hỏi một phương thức tiếp cận đa khía cạnh và hợp tác trên toàn cầu nhằm giúp ngành hàng không khử carbon trong khi vẫn đảm bảo lợi ích kinh tế và xã hội của hàng không vũ trụ cho mọi người. Hàng không vũ trụ an toàn và bền vững có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi khách hàng, cộng đồng và toàn thể nhân viên của Boeing tại Việt Nam và trên khắp thế giới. Với mong muốn bảo vệ, kết nối và khám phá thế giới một cách an toàn và bền vững, Boeing đang chú trọng hợp tác trên toàn ngành để đạt được mức phát thải ròng về 0 của thị trường du lịch hàng không thương mại đến năm 2050.
Boeing đã đưa ra chiến lược khử carbon phù hợp với cách tiếp cận của ngành, tập trung vào việc đổi mới đội bay, nâng cao hiệu suất hoạt động, chuyển đổi sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt là nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) và áp dụng công nghệ tiên tiến.
Tiết kiệm nhiên liệu là lĩnh vực được áp dụng chuyên môn kỹ thuật hàng đầu của Boeing và đang tạo ra những tác động đáng kể. Mỗi thế hệ máy bay mới giảm từ 15% đến 25% lượng nhiên liệu tiêu thụ cũng như khí thải. Trong 10 năm qua, Boeing cũng đã đầu tư hơn 60 tỷ USD vào các lĩnh vực chiến lược trọng yếu, bao gồm các công nghệ đổi mới như luồng kỹ thuật số, vật liệu composite carbon, thiết kế động cơ tỷ suất đốt cao, và các cải tiến khí động học khác nhằm cải thiện hiệu quả môi trường. Trong thời gian đại dịch, nhằm tối ưu hóa đội bay, nhiều khách hàng của chúng tôi đã nhanh chóng thải hồi các máy bay đời cũ và thay bằng những mẫu máy bay mới và hiệu quả nhất.
Trọng tâm của chúng tôi là tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, thông qua việc gieo trồng hạt giống từ nhiều thập kỷ trước, khi máy bay Boeing lần đầu tiên được đưa vào hoạt động trên bầu trời Việt Nam. Kể từ đó, chúng tôi không ngừng nỗ lực phát triển và củng cố năng lực hàng không vũ trụ của Việt Nam. Các khoản đầu tư của Boeing tại Việt Nam đã giúp phát triển ngành hàng không vũ trụ bản địa, tạo công ăn việc làm và thúc đẩy sự đổi mới.
Cũng như các lĩnh vực khác, Boeing cam kết đổi mới và hợp tác vì sự phát triển bền vững của Việt Nam. Gần đây, chúng tôi đã hợp tác với Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Liên bang Úc (CSIRO) và Trung tâm Vũ trụ Quốc gia Việt Nam (VNSC) để giúp xây dựng nền tảng kỹ thuật phân tích dữ liệu vệ tinh phục vụ công tác giám sát môi trường và nông nghiệp bền vững. Đây là bước đầu tiên và vẫn còn nhiều việc phải làm. Chỉ có thông qua hợp tác chúng ta mới có thể đảm bảo một tương lai bền vững cho ngành hàng không Việt Nam và thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'