Thị trường

Hàng Việt Nam vẫn chiếm đến 96% tại các hệ thống siêu thị nước ngoài

DNVN - Hàng Việt đến nay vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước (trên 90%), tại các hệ thống siêu thị nước ngoài, chiếm từ 60% đến 96%. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm từ 60% trở lên, trong đó có các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh.

Thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt Nam tới tay người tiêu dùng / Hàng Việt Nam sẽ được ưu tiên ở Ngày mua sắm trực tuyến 2020

Sáng nay, ngày 12/8 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngành Công Thương giai đoạn 2014 – 2020.

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết: Sau 6 năm thực hiện, Đề án phát triển thị trường trong nước đã mang lại những kết quả tích cực góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội phục vụ đời sống của gần 100 triệu người dân Việt Nam.

Đây là Đề án được xây dựng và ban hành với mục tiêu chính là đánh giá và rút ra những kết luận chủ yếu về thực trạng của thị trường trong nước đối với hàng Việt từ khi có cuộc vận động trong đó nói rõ thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Xác định quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển thị trường trong nước. gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 – 2020.

Hội nghị Tổng kết Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngành Công Thương giai đoạn 2014 – 2020.

Hội nghị Tổng kết Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngành Công Thương giai đoạn 2014 – 2020.

Báo cáo kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2014 – 2020 cho biết, Bộ Công Thương đã chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, hiệp hội, ngành hàng/ngành nghề và các địa phương triển khai gần 400 dự án, nhiệm vụ. Thông qua Đề án, cũng đã thiết lập trên 100 Điểm bán hàng Việt Nam cố định và bền vững với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại 61 địa phương trên cả nước, cơ bản hoàn thành mục tiêu đến năm 2020. Trong đó 100% các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương triển khai trên địa bàn chương trình xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam.

Ngoài ra, đã tổ chức gần 70 hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa được sản xuất trong nước; tổ chức gần 100 lớp đào tạo về kỹ năng bán hàng, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh Việt Nam...

Hàng Việt đến nay vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước (trên 90%), tại các hệ thống siêu thị nước ngoài, chiếm từ 60% đến 96%.

Hàng Việt đến nay vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước (trên 90%), tại các hệ thống siêu thị nước ngoài, chiếm từ 60% đến 96%.

Theo đó, hàng Việt đến nay vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước (trên 90%), tại các hệ thống siêu thị nước ngoài, chiếm từ 60% đến 96%. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm từ 60% trở lên, trong đó có các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh, đạt trên 80% mục tiêu của Đề án.

Theo ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, trong bối cảnh Covid-19 quay trở lại, thị trường trong nước chính là bệ đỡ cho các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, trở thành động lực để phát triển kinh tế.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải ghi nhận và tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu, diễn giả; giao cho các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương tổng hợp, chỉnh lý thành một chỉnh thể thống nhất trong đề xuất nhiệm vụ phát triển thị trường trong nước giai đoạn mới

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm