Thị trường

Hành trình tới “đáy” của cổ phiếu SHB

DNVN-Từng là một trong những ngân hàng đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán sớm nhất. Tuy nhiên, hiện SHB lại là cổ phiếu có thị giá thấp nhất, trong khi nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng này tăng nhanh trong thời gian qua.

Hà Giang: Thanh niên Dao Đỏ làm du lịch cộng đồng / Lâm Đồng: Nghề nuôi cá thu tiền tỷ ở vùng xa Lâm Đồng

Ông Nguyễn Văn Lê, người ngồi “ghế nóng”, gắn bó với hành trình lao dốc của cổ phiếu SHB

Ông Nguyễn Văn Lê, người ngồi “ghế nóng”, gắn bó với hành trình lao dốc của cổ phiếu SHB


Nợ xấu tăng đột biến
Tiền thân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn Nhơn Ái được thành lập vào năm 1993 tại Cần Thơ. Năm 1999, ông Nguyễn Văn Lê được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn Nhơn Ái.
Trước khi đầu quân về ngân hàng này, ông Nguyễn Văn Lê đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính như: Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thạnh Thắng (1996-1998) và kiểm toán viên Công ty Kiểm toán AFC (1998-1999).
SHB được xem là như một trong những "ngôi sao sáng" trong làng tài chính khi đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán rất sớm vào 20/4/2009, chỉ sau Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã STB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB, mã ACB).
Báo cáo riêng lẻ Quý 3/2018 của SHB cho thấy nợ có khả năng mất vốn của SHB cuối Quý 3 lên đến trên 4,9 nghìn tỷ đồng. Nguồn BCTC Quý 3/2019.

Báo cáo riêng lẻ Quý 3/2018 của SHB cho thấy nợ có khả năng mất vốn của SHB cuối Quý 3 lên đến trên 4,9 nghìn tỷ đồng. Nguồn BCTC Quý 3/2019.

Từ thời điểm SHB lên sàn chứng khoán đến nay, chỉ số VN-Index tăng khoảng 203%. Tuy nhiên, cổ phiếu SHB lại giảm 22% và hiện giá giao dịch chỉ ở ngưỡng 6.000 đồng/cổ phiếu. SHB trở thành một trong số cổ phiếu ngành ngân hàng có thị giá thấp nhất sàn chứng khoán.
Một trong những nguyên nhân khiến cổ phiếu SHB có kết quả tồi tệ là tình trạng nợ xấu.
Tại ngày 30/9/2019, SHB có 7.227 tỷ đồng nợ xấu, tăng 39% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng thêm 1.016 tỷ đồng lên 4.954 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu hồi đầu năm 2019 chỉ 2,4% nhưng hiện nay đã là 2,86%.
Hệ luỵ từ Cocobay
Tỷ lệ nợ xấu có khả năng tăng trong thời gian tới khi mới đây Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dựng Thành Đô (Công ty Thành Đô) - chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng đã hủy cam kết trả lợi nhuận lên tới 12%/năm khiến nhiều khách hàng mua sản phẩm condotel Cocobay như ngồi trên đống lửa.
Trước đó, vào tháng 9/2016, SHB ký hợp đồng hợp tác với Công ty Thành Đô và trở thành ngân hàng độc quyền cho vay mua bất động sản dự án Cocobay có vốn đầu tư lên tới 14.000 tỷ đồng. SHB cho khách hàng vay lãi suất cố định 8%/năm trong 12 tháng hoặc 8,5%/ năm trong 18 tháng.
"Vỡ trận" trả cổ tức tại Cocobay Đà Nẵng khiến nguy cơ nợ xấu SHB tiếp tục tăng cao trong tương lai.

"Vỡ trận" trả cổ tức tại Cocobay Đà Nẵng khiến nguy cơ nợ xấu SHB tiếp tục tăng cao trong tương lai.


Những khách hàng thiếu kinh nghiệm cho rằng đây là “kèo thơm” khi vay ngân hàng với lãi suất 8-8,5%/năm góp vốn vào dự án án sinh lãi 12%/năm theo lời hứa của chủ đầu tư. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, các hình thức huy động vốn với lãi cao hơn lãi suất ngân hàng đều là hình thức lừa đảo ponzi (?).
Chỉ 3 năm sau, Công ty Thành Đô không thể thực hiện việc chi trả lợi nhuận như đã cam kết khiến nhiều khách hàng vay vốn tại SHB để đầu tư vào condotel Cocobay ngậm trái đắng. Và dự án này hứa hẹn là cục nợ xấu khổng lồ cho SHB.
Lịch sử giao dịch và giá cổ phiếu SHB từ ngày 27/11 đến ngày 13/12/2019

Lịch sử giao dịch và giá cổ phiếu SHB từ ngày 27/11 đến ngày 13/12/2019

Vì sao cổ phiếu SHB đã trượt dài trong 10 năm qua để đóng cửa ngày 13/12 chỉ còn 6.000 đồng/cổ phiếu và hôm nay cũng chỉ quẩn quanh ở giá 6.000 đồng/cp, trở thành cổ phiếu ngân hàng có thị giá thấp nhất sàn chứng khoán. Điều đặc biệt, hành trình lao đốc cổ phiếu SHB gắn liền với hành trình 20 năm lãnh đạo của Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Lê.
Cổ phiếu SHB tựa như chiếc xe lao dốc chưa biết đâu là điểm dừng khiến không ít cổ đông chịu nhiều thiệt hại do tài sản đầu tư vào SHB âm thầm “đội nón ra đi”.
Kỳ Phương – Anh Lê
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm