Thị trường

Hành trình vải thiều Việt Nam sang Nhật Bản

Ngày 23/5, 3 tấn vải quả đầu tiên của Hải Dương đã đến Nhật, sau 7 tiếng vận chuyển bằng đường hàng không từ sân bay Nội Bài.

Thương mại song phương Việt Nam - Chile tăng trưởng trung bình 6,5% / Kinh tế thế giới có triển vọng tăng 5,4% trong năm 2021

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Phía Nhật Bản cũng đặt hàng, từ ngày mai (25/5), mỗi ngày cung cấp 5 tấn vải cho đến khi hết vụ.

Các chuyên gia kiểm dịch Nhật đánh giá cao lô vải đầu tiên này. Vải được xử lý bằng phương pháp xông hơi methyl bro-mide tại cơ sở chế biến nông sản của Công ty cổ phần Ameii.

Sau khi đến Nhật Bản, ngay lập tức, các hộp vải sẽ được doanh nghiệp nhập khẩu là Sunrise Farm chuyển đi 300 cửa hàng trái cây của mình trên khắp nước Nhật.

Theo đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, việc xuất khẩu vải sang thị trường Nhật Bản năm nay thuận lợi hơn nhiều so với năm trước, bởi phía Nhật Bản đã ủy quyền cho Cục Bảo vệ thực vật giám sát xông hơi khử trùng tại Việt Nam.

 

Trong niên vụ 2021, Hải Dương sẽ xuất khẩu khoảng 1.000 tấn vải sang thị trường Nhật Bản; khoảng 1.000 tấn sang thị trường Mỹ, Australia, Singapore và khoảng từ 800 - 1.000 tấn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Thái Lan, Trung Đông, Malaysia.

Vải thiều sớm hiện đang cho thu hoạch. Thời gian thu hoạch vải thiều chính vụ sẽ bắt đầu từ 5/6 và thu hoạch rộ từ 10/6, với sản lượng trà vải sớm khoảng 30.000 tấn, vải thiều chính vụ khoảng 25.000 tấn.

Hiện nay, tỉnh Hải Dương có hơn 9.000 ha vải thiều, trong đó huyện Thanh Hà có hơn 3.300 ha, Chí Linh hơn 3.500 ha, với tổng sản lượng khoảng 55.000 tấn. Tỉnh hiện có 45 vùng vải với tổng diện tích 450 ha trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP; 6.300 ha trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, 1.000 ha đã được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và 8.000 ha được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm