Thị trường

Hỗ trợ mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản Việt chất lượng cao

DNVN - Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn ra phức tạp thì từ đầu năm đến nay, nông sản Việt Nam nhiều phen điêu đứng vì phụ thuộc thị trường Trung Quốc (64% tổng giá trị xuất khẩu). Để cải thiện điều này, nhiều tổ chức, doanh nghiệp, nhà sản xuất đang nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản Việt ra ngoài thế giới.

Ngành gỗ gặp khó do ảnh hưởng dịch COVID-19 / Bất động sản công nghiệp Việt Nam tiếp tục thu hút doanh nghiệp nước ngoài

IFC, một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, vừa ký biên bản ghi nhớ với Cục Bảo vệ Thực vât (BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn) để hỗ trợ nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu cho trái cây chất lượng cao.

Theo đó, trong bốn năm tới,IFCsẽ phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) với trọng tâm chủ yếu là mở rộng xuất khẩu những trái cây đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhưthanh long và chanh leo,nhóm sản phẩm trái cây có tốc độ tăng trưởng xản xuất và xuất khẩu nhanh nhấtvới tiềm năngmạnh mẽ trong tiếp cậncác thị trường giá trị cao.

Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ Hỗ trợ kỹ thuật đẩy mạnh mở cửa thị trường xuất khẩu trái cây cho Việt Nam và Thực thi các tiêu chuẩn trong thương mại nông sản

Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ Hỗ trợ kỹ thuật đẩy mạnh mở cửa thị trường xuất khẩu trái cây cho Việt Nam và Thực thi các tiêu chuẩn trong thương mại nông sản.

Mặc dù xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam đã tăng hơn gấp ba trong năm nămtừ 2013 -2108,hầu hết các sản phẩm vẫn được xuất khẩu qua các kênh không chính thức với mức giá kém cạnh tranh do áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng còn chưa đầy đủ.

Đểhỗ trợ giải quyết thách thức này,hai bênsẽphối hợp nhằm cải thiện khung pháp lý và các dịch vụ công để mở cửa các thị trường xuất khẩu mới.Hai bên cũng sẽ nỗ lực nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm củathanh long và chanh leo bằng cách cập nhật và thực hiện các yêu cầuvề kiểm dịch thực vật, truy nguyên nguồn gốc, chất lượngvàan toàn thực phẩmtheothông lệ quốc tế và yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu.

Khi thuế không còn là rào cản thương mại do các hiệp định thương mạitự do đã được ký kết, việc đáp ứngyêu cầu vệ sinh và kiểm dịch thực vậtlà vô cùng quan trọng để nông sảnViệt Nam có thể thâm nhập thị trường xuất khẩu.

Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật cho biết: “Việc hợp tác với IFC sẽ hỗ trợ thúc đẩy những nỗ lực liên tục của chúng tôi nhằm hiện thực hóa tiềm năng xuất khẩu và sự thành công của dự án này sẽ là cơ sở để mở rộng áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp khác”.

Trên cơ sở hợp tác vớiBộ Ngoại giao và Thương mại Úc, Chính phủ Nhật Bản và Quỹ Tín thác Tăng trưởng Xanh Hàn Quốc trực thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới,IFC sẽ hỗ trợ triển khai một hệ thống trực tuyến về các yêu cầu liên quan đến xuất khẩu thanh long và chanh leo vào năm 2022.

 

Dịch vụ hạ tầng chất lượng cũng sẽ đượccải thiệnđể đảm bảosản phẩm xuất khẩu tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế.Những dịch vụ này bao gồm xây dựng tiêu chuẩn, kiểm nghiệm và chứng nhận tiêu chuẩn cho các sản phẩm thanh long và chanh leo tươi và chế biến để đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

Ông Kyle Kelhofer - Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết, tiếp cận các thị trường mới và đa dạng không chỉ giúp tăng doanh thu xuất khẩu vàmở rộng sản xuất, mà còn cải thiện khả năng chống chịu của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Namtrước những sụt giảm đột ngột về nhu cầu ở một số thị trường do các cuộc khủng hoảng gây ra,nhưđại dịchCovid-19hiện nay.

“Điều này sẽ giúp bảo vệ việc làm và sinh kế cho hàng triệu công nhân và nông dân trong ngành kinh doanh nông nghiệp, và xây dựngmộtngành nông nghiệpbền vữngtheo định hướng xuất khẩu và có giá trị gia tăngcaohơn tại Việt Nam”, ông Kyle Kelhofer cho hay.

Những cải thiện về chất lượng sẽ giúp hàng hóa Việt Nam tiếp cận được các thị trường giá trị cao mới nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và tăng thu nhập cho người nông dân.

Những cải thiện về chất lượng sẽ giúp hàng hóa Việt Nam tiếp cận được các thị trường giá trị cao mới nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và tăng thu nhập cho người nông dân.

Trước tác động của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

 

Trong đó, dưa hấu, thanh long, mít, sầu riêng là những nông sản đang chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch Covid-19, do xuất khẩu sang Trung Quốc bị đình trệ.

Đơn cử, thanh long ở Long An đang vào vụ thu hái, nhưng do tiêu thụ khó khăn, nên tồn khoảng 30.000 tấn.

Ông Trương Quang An - Giám đốc Hợp tác xã Thanh long Tầm Vu chia sẻ, Hợp tác xã đang cùng nông dân tìm kiếm các đầu mối doanh nghiệp thu mua để bảo quản và chế biến thành phẩm; đồng thời, tìm hướng xuất khẩu sang các nước lân cận như Lào, Campuchia, Myanmar…

Một trong những doanh nghiệp đã rất nỗ lực chung tay hỗ trợ bà con nông dân trong thời gian qua là Công ty CP Lavifood. Theo ông Đặng Ngọc Cẩn - Tổng giám đốc Lavifood, trong bối cảnh khó khăn chung, đồng hành cùng bà con nông dân, Công ty đã và đang mở rộng thu mua, chế biến thanh long thành những sản phẩm đa dạng, chất lượng như nước ép, sấy khô, sấy dẻo, đông lạnh…

“Hiện tại, chúng tôi có 2 nhà máy đã đi vào hoạt động là Nhà máy Lavifood Long An (mỗi năm có thể cung ứng hơn 10.000 tấn thành phẩm ra thị trường) và Nhà máy Tanifood Tây Ninh (công suất 60.000 tấn thành phẩm/năm). Nếu hoạt động hết công suất, các nhà máy có thể xử lý hơn 500 tấn nguyên liệu mỗi ngày”, ông Cẩn nói.

 

Tương tự Lavifoods, Công ty CP Nafoods Group cũng đang tiêu thụ khoảng 200 tấn thanh long mỗi ngày cho nông dân tỉnh Long An. Ông Ryan W.Galloway, Giám đốc kinh doanh Nafoods Group cho biết, cơ cấu thị trường của Nafoods đã chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Năm 2019, thị trường trong nước tăng đáng kể trong cơ cấu doanh thu của Nafoods với 44% (năm 2017 chỉ là 30%). Với mục tiêu đa dạng hóa thị trường, ngoài Trung Quốc, châu Âu, Nafoods đã ký kết hàng loạt thỏa thuận hợp tác với các đối tác đến từ những thị trường lớn và tiềm năng như Nga, Australia, Ấn Độ, Trung Đông...

Cũng theo ông Ryan, Nafoods đang đẩy mạnh xuất khẩu vào châu Âu với sản lượng hàng chục tấn sản phẩm/tuần thông qua đường hàng không. Bên cạnh đó, Công ty đã thử nghiệm xuất khẩu chanh leo bằng đường biển, thời gian đi tàu từ TP.HCM đến cảng Rotterdam (Hà Lan) khoảng 21 - 25 ngày. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Nafoods kỳ vọng, tiếp theo đó, chanh leo tươi của Việt Nam sẽ sớm có mặt tại các siêu thị ở Mỹ.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm