Hơn 77.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường 4 tháng đầu năm
Đà Nẵng: Giám sát chất lượng doanh nghiệp tham gia kích cầu du lịch / Doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng môi trường đầu tư tại Việt Nam
Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung 4 tháng đầu năm, cả nước có 78.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 19.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Trong khi đó, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường từ đầu năm đến nay là 77.000 doanh nghiệp, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 19.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Tính chung 4 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 131.200 tỷ đồng, bằng 19% kế hoạch năm và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 bằng 18,5% và tăng 10,8%).
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/4 (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt 8,88 tỷ USD, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2023 ước đạt 5,85 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 4 tháng đầu năm có 41 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn là 140 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 153,5 triệu USD, giảm 53,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tính riêng trong tháng 4, cả nước có gần 16.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 12,3% so với tháng trước và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. 9.610 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 52,9% so với tháng trước và tăng 36,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 4 ước đạt gần 39.300 tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước.
Về cán cân thương mại hàng hóa, 4 tháng đầu năm, Việt Nam ước tính xuất siêu 6,35 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 2,35 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 8,04 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 14,39 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 102,2 tỷ USD, giảm 15,4% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 95,64 tỷ USD, chiếm 93,6%. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 28,4 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 33,3 tỷ USD.
Chỉ số giá vàng bình quân 4 tháng đầu năm tăng 0,66%. Chỉ số giá USD bình quân 4 tháng đầu năm tăng 3,21%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng