Nhận diện tác động bất lợi khiến doanh nghiệp sản xuất xi măng, phân bón gặp khó
DNVN - Việc sản xuất các sản phẩm gang, thép, nhôm, xi măng, phân bón của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi lợi thế cạnh tranh nhờ giá điện rẻ hơn và chi phí bảo vệ môi trường thấp hơn sẽ giảm thuế.
Không phải cứ sản xuất nhiều thực phẩm là bảo đảm an ninh lương thực và dinh dưỡng / Tỉnh táo giữa “ma trận” hàng giả trên mạng
Yêu cầu ứng dụng công nghệ carbon thấp
Ông Nguyễn Cảnh Cường - Tham tán thương mại tại Anh cho biết: Trong nhiều thập kỷ qua, các nước phát triển, trong đó có Anh, đã ban hành các quy định pháp luật và tiêu chuẩn kỹ thuật về giảm thải carbon trong các ngành công nghiệp nhằm bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.
Chính sách về môi trường và khí hậu nêu trên vừa khuyến khích vừa yêu cầu các ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ carbon thấp, giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, giảm phát thải khí CO2.
Tuy nhiên, phần lớn những công nghệ này tốn kém hơn công nghệ truyền thống nên vô hình trung đã làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa so với sản phẩm nhập khẩu cùng loại, xuất xứ từ các nước đang phát triển theo quy định pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường vốn chỉ có hiệu lực trong lãnh thổ quốc gia hay lãnh thổ liên minh. Do đó, gián tiếp tác động đến xu hướng chuyển dịch các nhà máy công nghiệp có mức phát thải cao từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.
Xu hướng chuyển dịch trên cho thấy các quy định pháp luật và tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia đã dịch chuyển phát thải CO2 từ nước này sang nước khác hơn là làm giảm mức phát thải trên quy mô toàn cầu. Do vậy, không mang lại hiệu quả cho cuộc chiến bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
CBAM cho phép đánh thuế bổ sung với hàng nhập khẩu có mức phát thải cao.
EU đã ban hành cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (CBAM) với thời gian chuyển tiếp từ ngày 1/10/2023 và có hiệu lực đầy đủ từ ngày 1/1/2026.
Vương quốc Anh cũng đang tiến hành tham vấn về 1 cơ chế tương tự, từ ngày 30/3 đến hết ngày 22/6/2023, CBAM sẽ thay thế cơ chế thị trường phát thải của EU cho giai đoạn 2026 - 2035.
"Có thể nói CBAM là công cụ chính sách mới của EU cho phép đánh thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu trong ngành có mức phát thải cao gồm sản xuất gang, thép, nhôm, phân bón, xi măng, điện và hydrogen. Thuế bổ sung này được gọi là thuế carbon và được tính toán dựa trên mức độ phát thải của sản phẩm trong quá trình sản xuất", ông Cường cho hay.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, các nhà nhập khẩu phải báo cáo về mức độ phát thải khí nhà kính của sản phẩm nhập khẩu nhưng chưa phải nộp thuế bổ sung. Sau khi CBAM có hiệu lực, các nhà nhập khẩu sẽ phải khai báo về mức độ phát thải của sản phẩm để cơ quan thẩm quyền của Anh tính thuế.
CBAM có mục đích ngăn chặn hiện tượng chuyển dịch phát thải C02 hay còn gọi là rò rỉ C02 qua biên giới nói trên và khuyến khích các ngành công nghiệp toàn cầu tăng tốc quá trình từ bỏ nhiên liệu hóa thạch có mức phát thải C02 cao sang sử dụng nhiên liệu sạch hơn có mức phát thải thấp như năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
Ngoài ra, CBAM còn có mục đích tăng nguồn thu từ thuế carbon để chi cho các dự án môi trường và bảo hộ một số ngành công nghiệp nội địa gồm sản xuất gang, nhôm, thép, phân bón, điện, hydrogen, xi măng trước sức ép cạnh tranh của hàng nhập khẩu có giá thấp hơn.
Theo ông Cường, về bản chất, CBAM vừa là công cụ giảm dịch chuyển phát thải C02 qua biên giới vừa khuyến khích các ngành công nghiệp trong và ngoài nước ứng dụng công nghệ carbon thấp chuyển đổi năng lượng theo hướng sạch hơn để được giảm thuế carbon; vừa là công cụ bảo hộ công nghiệp nội địa của các nước phát triển. CBAM cũng khuyến khích các nước khác ban hành các biện pháp chống biến đổi khí hậu mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn.
Kinh tế Việt Nam bị tác động như thế nào?
Phân tích tác động của CBAM đối với kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn, ông Cường cho biết, CBAM không quá tác động mạnh đến thương mại giai đoạn từ nay đến 1/1/2026. Tuy nhiên, trong thời kỳ chuyển tiếp này, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng gồm điện, ga có mức độ phát thải khí nhà kính cao sẽ phải chuyển đổi công nghệ để không vấp phải rào cản thuế carbon qua biên giới mới trong tương lai.
Trong dài hạn, việc sản xuất các sản phẩm gang, thép, nhôm, xi măng, phân bón của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi lợi thế cạnh tranh nhờ giá điện rẻ hơn và chi phí bảo vệ môi trường thấp hơn sẽ giảm thuế vì chi phí thuế carbon qua biên giới mới phát sinh.
Thứ hai, hiệu quả của các FTA sẽ ít nhiều suy giảm đối với các sản phẩm xuất khẩu của các ngành công nghiệp nói trên.
Thứ ba, xu hướng chuyển dịch công nghiệp từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển có thể chững lại sau năm 2026. Một số ngành công nghiệp tại các nước phát triển có cơ hội phục hồi nhờ công nghệ mới và nhờ được bảo hộ thông qua trợ cấp của Chính phủ đối với thuế carbon đánh vào hàng nhập khẩu.
Đối với các ngành công nghiệp phát thải thấp sẽ có cơ hội tăng trưởng, trong khi các ngành công nghiệp phát thải cao sẽ suy giảm sản phẩm của những ngành này sẽ có những thay đổi tương ứng.
Năng lượng xanh hơn, sạch hơn sẽ dần dần thay thế nhiên liệu hóa thạch làm thay đổi các ngành sản xuất điện, sản xuất phương tiện vận tải cùng các chính sách khác CBAM sẽ hạn chế sự phát triển của các ngành khai thác than và dầu mỏ.
Trên cơ sở những dự báo trên, ông Cường kiến nghị các DN chịu tác động của CBAM cần tăng tốc chuyển đổi năng lượng và từng bước ứng dụng phi carbon hóa trong sản xuất. Cục Công nghiệp và Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nghiên cứu tác động của CBAM đối với chiến lược phát triển công nghiệp và chiến lược xuất khẩu quốc gia. Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các sở công thương phổ biến CBAM tới các DN và hỗ trợ DN xây dựng kế hoạch chuyển đổi công nghệ phi carbon hóa để thích ứng với thị trường xuất khẩu.
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Cột tin quảng cáo