Thị trường

Hưng Yên thúc đẩy trồng cây ăn quả hữu cơ gắn với sản xuất sạch

Những năm qua, tỉnh Hưng Yên chủ trương mở rộng vùng cây ăn quả chủ lực theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ nhằm thay đổi tư duy, trình độ và cách thức tổ chức sản xuất của nông dân, tạo ra sản phẩm chất lượng, hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đảm bảo lợi ích cao về kinh tế, môi trường.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thu nhập cao từ trồng bơ trái vụ / An Giang trồng nhãn xuất khẩu, khôi phục các giống nhãn quý

Lợi ích vượt trội

Thực hiện chủ trương của tỉnh, các HTX nhãn trên địa bàn đã và đang đẩy mạnh đổi mới phương thức sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời thực hiện các quy trình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để bảo vệ môi trường, giảm thiểu quá trình thoái hóa đất, nước.

Hưng Yên đang thúc đẩy trồng cây ăn quả
Hưng Yên đang thúc đẩy trồng cây ăn quả

Được thành lập từ đầu năm 2016, HTX nhãn Miền Thiết (xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu) đang có những bước đi cụ thể đem lại lợi ích lớn cho các thành viên. Hiện tại, HTX có 27 thành viên, với tổng diện tích hơn 40ha trồng nhãn theo quy trình VietGAP, trong đó có 22ha đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP.

Ngay từ khi thành lập, HTX đã xây dựng mô hình sản xuất nhãn sạch theo quy trình VietGAP. Trong quá trình chăm sóc, việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được HTX áp dụng nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng phương pháp), tăng cường bón phân hữu cơ, qua đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường.

Cũng triển khai sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với bảo vệ môi trường, HTX nông nghiệp Quảng Châu (Tp.Hưng Yên) đang gặt hái nhiều thành công. Hiện, các thành viên của HTX đang trồng 32,5 ha cam.

Từ khi tham gia HTX, các thành viên được tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật sản xuất cam an toàn thực phẩm theo hướng hữu cơ, như sử dụng phân chuồng ủ hoai mục, hạt ngô nghiền, trấu và phân vi sinh để bón; dùng bẫy thủ công bắt ruồi vàng, chỉ sử dụng thuốc BVTV trong danh mục cho phép, có nguồn gốc sinh học…

 

Bằng cách làm như vậy, HTX Quảng Châu đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất cho thành viên, tạo được uy tín đối với người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.

Các mô hình mang lại hiệu quả kép về kinh tế, môi trường
Các mô hình mang lại hiệu quả kép về kinh tế, môi trường

Mở rộng diện tích

Hiệu quả vượt trội giúp mô hình trồng cây ăn quả hữu cơ lan tỏa mạnh. Số liệu thống kê cho thấy, toàn tỉnh Hưng Yên hiện có hơn 10.000 ha trồng cây ăn quả, trong đó nhóm cây chủ lực là nhãn, vải, cây có múi chiếm hơn 8.000 ha. Có 20 đơn vị sản xuất cây ăn quả nhãn, vải, cây có múi với quy mô lớn, tập trung ở các huyện Khoái Châu, Kim Động, Phù Cừ và Tp. Hưng Yên.

Đáng chú ý, tổng diện tích cây trồng toàn tỉnh đã được cấp chứng nhận VietGAP, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, vệ sinh thực phẩm đạt hơn 200 ha, diện tích đang triển khai để cấp chứng nhận đạt gần 150 ha.

 

Có hai HTX và một tổ hợp tác trồng cây nhãn đã được cấp chứng nhận VietGAP trên tổng diện tích hơn 65 ha là HTX nhãn lồng Nễ Châu (Tp.Hưng Yên), HTX nhãn Miền Thiết (huyện Khoái Châu), tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ nhãn lồng Hồng Nam (Tp.Hưng Yên).

Với vùng sản xuất cam, có 5 HTX và 1 doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận VietGAP trên diện tích hơn 80 ha là HTX sản xuất và tiêu thụ cam Quảng Châu, HTX sản xuất rau quả dịch vụ thương mại xã Đồng Thanh, HTX dịch vụ thương mại nông sản hữu cơ Hồng Tiến, HTX nông nghiệp Đức Vinh, HTX nông sản Phú Quý, công ty TNHH Đầu tư và phát triển TTM Farm.

Hưng Yên cũng phát triển thành công vùng sản xuất vải lai chín sớm ở huyện Phù Cừ, trong đó có 60 ha đã đạt chuẩn VietGAP. Từ nhiều năm nay, cây vải lai chín sớm ở đây được thâm canh bằng phương pháp hữu cơ, mang lại lợi ích lớn về kinh tế, vệ sinh môi trường.

Theo Sở NN&PTNT Hưng Yên, từ nay đến năm 2020, Sở sẽ tổ chức cấp giấy chứng nhận VietGAP cho ba loại cây ăn quả chủ lực gồm: cây nhãn, cây vải, cây có múi tại hơn 160 vùng sản xuất tập trung, với tổng diện tích gần 2.200 ha.

Sở cũng sẽ phối hợp với các huyện, thành phố lựa chọn, xác định vùng trồng cây ăn quả đủ điều kiện để tổ chức cấp chứng nhận theo yêu cầu, đồng thời tư vấn, hỗ trợ thành lập các HTX, tổ hợp tác tại các vùng được lựa chọn, nhằm phát triển các mô hình theo hướng bền vững.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm