Thị trường

Hướng đi mới cho nhân lực vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Nhân lực cho khu vực dân tộc thiểu số, miền núi lâu nay vẫn được đánh giá là có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chủ yếu là lao động giản đơn và chưa qua đào tạo. Việc tìm cách đưa nhân lực trở lên chất lượng hơn, để có thể tận dụng thế mạnh, tiềm năng của khu vực này luôn được sự quan tâm của toàn xã hội.

Gỗ Việt nơm nớp nỗi lo rủi ro giả xuất xứ / Ngành ngân hàng đang... thất thu phí dịch vụ

Cuối tuần qua, tại huyện Mộc Châu (Sơn La), Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững” đã mở ra nhiều hướng đi mới cho câu chuyện này.

Phát triển nhân lực KTTT, HTX vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Bà Tòng Thị Phóng - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhận định, trong những năm qua, công tác dân tộc của Đảng, Nhà nước ta có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu, củng cố lòng tin và nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

hoi-thao-son-la-5109-1600083848.jpg

Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững luôn được các ban ngành đặc biệt quan tâm.

Tuy nhiên, cần nhìn nhận thẳng thắn, việc phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi chưa phát huy tiềm năng, lợi thế, văn hóa của từng vùng, từng dân tộc, một số chính sách chưa tạo động lực cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên, tự lập trong cuộc sống.

Nhìn nhận câu chuyện này ở lăng kính khu vực KTTT, HTX, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam cho biết, tính đến nay, vùng dân tộc thiểu số và miền núi có 11.558 HTX, chiếm 42,4% tổng số HTX của cả nước, 35 liên hiệp HTX, 61.471 THT; số HTX hoạt động hiệu quả đạt 53%. Hầu hết HTX trong vùng đã chuyển đổi, tổ chức lại hoạt động theo Luật HTX năm 2012.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế tập thể, địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng của đất nước nhưng là vùng có điều kiện khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực yếu, kinh tế - xã hội phát triển chậm. Vì vậy, phát triển kinh tế tập thể, HTX phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất khu vực này.

Tham dự phiên thảo luận thứ 3 của Hội thảo, ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam nói rằng, để phát huy được sức mạnh, tiềm năng của khu vực nông thôn, miền núi thì giai đoạn 2021-2030, các chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ hướng tới mục tiêu gia tăng thu nhập cho người dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

"Để đạt được mục tiêu này, một trong những giải pháp có tính chiến lược và nhu cầu khách quan là đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, HTX vùng dân tộc thiểu số và miền núi" ông Thịnh nói.

 

Cần những giải pháp mang tính “tổng lực”

Ở góc độ công tác đào tạo nhân lực, bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho rằng việc đào tạo nên xuất phát từ chính nhu cầu của người dân tộc thiểu số - miền núi; gắn với nhu cầu, định hướng phát triển thị trường. Tuy nhiên,chương trình đào tạo nguồn nhân lực cũng chưa thực sự gắn kết với đặc điểm vùng, miền và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của từng khu vực, từng địa phương, từng vùng dân tộc…

“Phải đào tạo những người có khả năng dẫn dắt, định hướng sự phát triển của cộng đồng, đào tạo để tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm mang tính đặc trưng văn hóa mỗi vùng, tạo nguồn nhân lực có khả năng ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào tổ chức sản xuất, chuẩn hóa các chương trình đào tạo cho nhiều nhóm đối tượng dân tộc thiểu số”, bà Lan nhấn mạnh.

Để tiếp tục phát huy các thành quả đã đạt được và thực hiện thành công các mục tiêu đề ra, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Dân tộc của Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành, địa phương liên quan đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực từ nước ngoài để phục vụ phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận, phân định các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Chương trình mục tiêu quốc gia…Trước bối cảnh như vậy, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc Tòng Thị Phóng cho rằng, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần những giải pháp mang tính “tổng lực”.

Đối với các địa phương, các tỉnh miền núi được thụ hưởng chính sách đặc biệt của Đảng, Nhà nước, trong đó có tỉnh Sơn La cần quyết tâm chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu, xác định nhu cầu đào tạo, xác định phương thức đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng nhân lực…

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm