Thị trường

JICA: Đầu tư công giúp Việt Nam phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19

DNVN - Trong thời gian tới, JICA sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để tiếp tục hỗ trợ trên cả hai phương diện phần cứng và phần mềm, nhằm đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước.

Lazada.vn đã gỡ 8 gian hàng bán sách lậu sau khi bị First News khởi kiện / Chủ tịch VCCI: Việc cứu DN, bảo vệ sinh kế cho người dân, công ăn việc làm cho người lao động là quan trọng nhất

Theo báo cáo của Văn phòng JICA Việt Nam, từ tháng 4/2020 đến tháng 9/2020, có 27 dự án vốn vay ODA đang triển khai tại Việt Nam; 1 Hiệp định vốn vay được ký kết mới. Tổng giá trị vốn vay đã giải ngân khoảng 11,7 tỷ Yên.

Cũng theo JICA, có 3 dự án hợp tác kỹ thuật hoàn thành, đang triển khai 27 dự án của hợp tác kỹ thuật, trong đó không có dự án mới. Đáng chú ý, có tới 52 dự án chương trình đề xuất từ các doanh nghiệp Nhật Bản đang được JICA triển khai, cùng với 6 dự án đã hoàn thành.

Bên cạnh đó, JICA cũng đang triển khai 6 dự án viện trợ không hoàn lại, trong đó không có dự án mới. Ngoài ra, JICA cũng đang thực hiện 31 chương trình đối tác phát triển, cùng với 1 dự án đã hoàn thành, trong đó có 2 dự án mới.

Đối với dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP.HCM, nối chợ Bến Thành ở trung tâm thành phố với khu vực Suối Tiên, JICA cũng cho biết, tháng 11/2019, thành phố đã hoàn tất thủ tục phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư, tháo gỡ xong nút thắt lớn nhất của dự án. Trong thời gian tới, dự án sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm sớm đưa công trình vào khai thác từ cuối năm 2021. Dự kiến trong năm 2020, đoàn tàu đầu tiên được chế tạo tại nhà máy ở Nhật Bản sẽ được bàn giao đến Việt Nam.

Đoàn tàu đầu tiên của tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên tại TP.HCM.

Đoàn tàu đầu tiên của tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên tại TP.HCM.

Bên cạnh đó, tháng 7/2020, Dự án bắt đầu triển khai đào tạo kỹ thuật viên lái tàu. Khoá đào tạo kỹ thuật viên được thực hiện trong khoảng 1 năm tại Trường Cao đẳng Đường sắt Việt Nam, tiếp đến là đào tạo tại hiện trường và sau đó, các kỹ thuật viên sẽ thi lấy chứng chỉ lái tàu.

Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam, ông Shimizu Akira cho biết, thời gian qua, JICA đã hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực y tế. Đến nay, trong lĩnh vực Y tế, JICA đã phái cử hơn 2.000 chuyên gia, 140 tình nguyện viên tới làm việc tại Việt Nam và đào tạo khoảng 5.300 học viên Việt Nam.

Tổng số tiền tài trợ của JICA cho các dự án vốn vay và dự án hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực Y tế cho đến nay lên đến 77,4 tỷ Yên (gần 17.000 tỷ đồng). Trong đó, JICA tiếp tục ưu tiên các dự án trọng điểm như "Tăng cường hệ thống y tế nòng cốt cho các bệnh viện tuyến trên như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy” và "Tăng cường các biện pháp phòng chống các bệnh truyền nhiễm".

Ngoài ra, từ tháng 2/2020, JICA đã phối hợp với các cơ quan đối tác thực hiện dự án nhanh chóng nắm bắt nhu cầu cấp thiết của Việt Nam trong phòng chống dịch, qua đó tiến hành viện trợ sinh phẩm cho Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur thành phố hỗ trợ biên soạn và in sổ tay “Quy trình thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn”, viện trợ thiết bị y tế như máy ECMO cho Bệnh viện Chợ Rẫy… với tổng trị giá hơn 170 triệu Yên (hơn 37 tỷ đồng).

Ông Shimizu Akira nhấn mạnh: "Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm và có kế hoạch cụ thể để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Tôi hy vọng nỗ lực này của Chính phủ Việt Nam sẽ giúp JICA đẩy nhanh tiến độ các dự án tại Việt Nam."

Đối với lĩnh vực đầu tư công, Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam - ông Shimizu Akira cũng cho biết: JICA vẫn tiếp tục triển khai các dự án xây dựng thuộc nguồn vốn ODA, duy trì công ăn việc làm cho các kỹ sư Việt Nam thuộc dự án, góp phần phục hồi nền kinh tế. Chẳng hạn, có khoảng 2.000 lao động tham gia công trình đang triển khai thuộc Dự án “Xây dựng tuyến đường sắt đô thị TPHCM (Tuyến số 1: Bến Thành - Suối Tiên)”.

“Trong những năm gần đây, các dự án vốn vay mới được ký kết và tỷ lệ giải ngân vốn ODA trong năm tài chính có xu hướng giảm, tuy nhiên, việc sớm thực hiện Đầu tư công có thể là chất xúc tác góp phần sớm phục hồi và phát triển kinh tế.”- Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam Shimizu Akira nhấn mạnh.

Trong thời gian tới,JICAsẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để tiếp tục hỗ trợ trên cả hai phương diện phần cứng (xây dựng cơ sở vật chất) và phần mềm (hợp tác kỹ thuật) nhằm đóng góp vào công cuộc phát triển của Việt Nam.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm