Khoản mục lãi dự thu của nhiều ngân hàng tăng: Mừng hay lo?
DNVN - 3 tháng đầu năm 2020, các khoản lãi, phí dự thu của một số ngân hàng đang có dấu hiệu tăng. Tuy nhiên, đây lại là khoản mục được cho để “thổi phồng” lợi nhuận tại nhiều ngân hàng.
Hòa Bình: Triển vọng từ nuôi giống đà điểu / Tiếp cận thị trường Ấn Độ và Nepal thông qua cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam
Lãi dự thu là các khoản lãi ngân hàng dự tính thu được trong tương lai và thường tăng theo tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.
Tuy nhiên, tỷ lệ lãi dự thu quá lớn, hoặc tốc độ tăng nhanh lại là một dấu hiệu cảnh báo đối với các nhà đầu tư.
Tại số liệu kết quả kinh doanh quý 1/2020 của một số ngân hàng vừađược công bố, nhiều ngân hàng công bố số lãi tăng so với cùng kỳ năm trước.Đáng chúý là cùng với lợi nhuận tăng thì lãi dự thu cũng tăng lên nhiều, có ngân hàng tăng tới 20% và chiếm tới hơn 2,61% tổng tài sản.
Quý 1/2020, do ảnh hưởng của dịch covid19, phần lớn các doanh nghiệp đang lao đao chống đỡ trước tình hình kinh doanh khó khăn, doanh thu tụt giảm mạnh dẫn đến lợi nhuận cũng rất thấp, lợi nhuận của ngành ngân hàng tăng cao là điều đáng mừng.
Trong các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh covid19, có thể nói ngành ngân hàng đã ghi điểm. Hầu hết các ngân hàng đã chủ động nắm bắt tình hình khách hàng, cơ cấu lại các khoản nợ, giãn nợ, hạ lãi suất...Với tinh thần phục vụ vì khách hàng như thế, chắc chắn doanh nghiệp sẽ tìm đến với ngân hàng nhiều hơn, trở thành những khách hàng thân thiết, thủy chung hơn, và do đó, lợi nhuận của các ngân hàng tăng lên là điều đương nhiên.
Nhưng nếu lợi nhuận tăng từ các khoản dự tính lãi phải thu thì lợi nhuậnđó rất có thể cũng chỉ là dự báo, bởi con số cuối cùng sẽ phải quyết toán là có bao nhiêu % lãi phải thoái và khả năng thu hồi của ngân hàng vẫn là một dấu hỏi lớn.
Các khoản lãi và phí phải thu quý I/2020 được hạch toán làm tăng lợi nhuận (Hình minh họa)
Dư nợ theo thời gian tăng dần. (Hình minh họa)
Theo quy định tại Thông tư 16/2018/TT-BTC, các TCTD chỉ được hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các khoản nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích dự phòng rủi ro (nợ nhóm 1).
Đối với các khoản phải thu đã hạch toán vào thu nhập nhưng sau đó được đánh giá không thu được hoặc đến kỳ hạn thu không thu được thì TCTD hạch toán giảm doanh thu nếu cùng kỳ kế toán, hoặc hạch toán vào chi phí nếu khác kỳ kế toán…
Thế nhưng, điểm mấu chốt chính là một số ngân hàng đang quá lạc quan vào việc ghi nhận các khoản lãi dự thu này, dẫn đến lợi nhuận bị “thổi phồng”. Tương lai có thể khiến ngân hàng đối mặt với tình trạng “lãi giả, lỗ thật”.
Hà Phương
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo