Không có khái niệm xuất khẩu “tiểu ngạch” sang Trung Quốc
"Cười rụng rốn" với loạt tên gọi hàng hiệu bị nhái tại thị trường Trung Quốc / Ford Evos 2021 - mẫu SUV coupe dành riêng cho thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là một thị trường không hề dễ tính như quan điểm của nhiều người Việt. Hiện tầng lớp trung lưu của Trung Quốc có tới 300 triệu dân, tầng lớp này có yêu cầu thực phẩm chất lượng cao, an toàn, mẫu mã đẹp.
Cùng với đó, Trung Quốc là nước có cơ cấu kinh tế đứng thứ 2 thế giới và là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên có đầy đủ các quy định giám sát, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.
Việt Nam là đối tác thương mại biên giới lớn nhất của Trung Quốc, song kim ngạch thương mại qua khu vực biên giới đất liền chỉ chiếm 20-25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Thương mại với Trung Quốc là thương mại với thị trường bao gồm 31 địa phương rộng lớn với dân số hơn 1,4 tỷ người. Bởi vậy, không có khái niệm xuất khẩu “tiểu ngạch”, mà thực chất đây là hình thức doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu theo cách trao đổi cư dân biên giới nhằm tận dụng ưu đãi về thuế nhập khẩu và thuế VAT (Trung Quốc miễn thuế trong định mức 8.000 NDT/người/ngày); ưu đãi về công tác kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm.
Đối với hình thức này, các doanh nghiệp hai bên được hưởng ưu đãi, kiểm nghiệm kiểm dịch lỏng lẻo (thậm chí không có); không cần hợp đồng hoặc hợp đồng lỏng lẻo; thanh toán đơn giản, nhanh gọn, dễ tham gia, dễ thực hiện và nhiều mặt hàng chưa được mở cửa vẫn có thể xuất khẩu được nhờ sự linh hoạt của chính quyền địa phương.
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải cho biết, hình thức trao đổi cư dân biên giới này chứa nhiều rủi ro như thường trực nguy cơ ùn tắc hàng hóa vào các dịp cao điểm, hoặc Trung Quốc áp dụng các biện pháp tăng cường quản lý cửa khẩu; nguy cơ bị lừa đảo thanh toán, ép cấp, ép giá do không có hợp đồng rõ ràng.
Từ đó, gây hiểu lầm cho doanh nghiệp và khó khăn cho công tác mở cửa thị trường của cơ quan quản lý nhà nước; làm ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu của hàng Việt Nam.
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải đưa ra khuyến nghị 10 điểm cho doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, bao gồm:
Nghiên cứu kỹ nhu cầu, xu thế phát triển của thị trường, chú trọng xây dựng thương hiệu, bảo vệ thương hiệu (nhiều vụ việc mất thương hiệu).
Tìm kiếm kênh hợp tác tin cậy, tránh bị lừa đảo; đầu tư thích hợp cho hoạt động kết nối online; xây dựng đội ngũ nhân viên thông thạo thị trường, ngôn ngữ; tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản
Đồng thời, tìm hiểu kỹ quy định Lệnh 248, 249, triển khai ngay đăng ký mã nhập khẩu vào Trung Quốc; tuân thủ quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm, bao bì, đóng gói, truy xuất nguồn gốc.
Tận dụng tuyến vận tải đường sắt liên vận Việt Nam - Trung Quốc; khai thác thị trường thông qua hình thức thương mại điện tử và kiểm dịch COVID-19 kỹ trước khi xuất hàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo