Thị trường

Kinh doanh trà sữa đã hết thời ngọt ngào?

Một số báo cáo ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) nhận định thị trường trà sữa tại Việt Nam sẽ giảm tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới.

Giá xăng, dầu (17/7): Đi xuống / Tín dụng tháng 6 tăng trưởng mạnh, vì sao?

Nguồn video: VTV24.

"Ngoạn mục" là từ mà các chuyên gia nhận định về sự hồi sinh của thị trường trà sữa cách đây 3 năm. Hàng loạt thương hiệu từ Đài Loan (Trung Quốc), Singapore và cả Việt Nam đã tạo thành một "cơn lốc trà sữa". Sôi động là thế nhưng phải đến cuối năm 2017, một số tên tuổi lớn trong ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam như The Coffee House hay Golden Gate mới chính thức nhập cuộc thông qua nhận nhượng quyền các thương hiệu ngoại danh tiếng như Ten Ren hay Yutang. Nhưng liệu có phải là "trâu chậm uống nước đục?".

Thị trường trà sữa có thể ví như một cái chợ khá đông đúc với khoảng hơn 20 thương hiệu, có thể tạm chia thành 3 nhóm theo quy mô như thế này:

- Nhóm 1, những thương hiệu có thị phần lớn nhất, có quy mô lên tới 150 cửa hàng. Đáng nói, đây đều là những thương hiệu Việt, với những ông bà chủ am hiểu thị trường và có chính sách nhượng quyền khá là "linh hoạt".

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

- Nhóm 2 là nhóm tập trung chủ yếu các thương hiệu trà sữa hiện nay, với quy mô bình quân khoảng 50 cửa hàng trên toàn quốc. Chủ yếu là các thương hiệu quốc tế đến từ Đài Loan, Trung Quốc. Và chi phí nhượng quyền ở nhóm này cũng cao hơn, điều kiện ngặt nghèo hơn.

 

- Nhóm thứ 3 quy mô khiêm tốn hơn, chỉ có khoảng 20 cửa hàng trong toàn hệ thống. Nhóm này tập trung cũng không ít thương hiệu trà sữa tên tuổi nhưng vẫn loay hoay mà không bứt phá được trong việc mở rộng chuỗi.

Lượng tiêu thụ cũng rất khác nhau, có thể từ vài ba trăm ly trà sữa tới cả nghìn ly trà sữa mỗi ngày, tùy thuộc và thương hiệu, địa điểm, thậm chí là chương trình khuyến mãi mà thương hiệu đang áp dụng.

Một số báo cáo ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) nhận định thị trường trà sữa tại Việt Nam sẽ giảm tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới và dự đoán sẽ chỉ duy trì ở mức tăng trưởng tự nhiên 5,7%/năm. Tức là tốc độ tăng trưởng chỉ còn 1/4 so với giai đoạn đỉnh điểm. Trong khi đó, vì có quá nhiều tên tuổi đang chia sẻ miếng bánh thị phần nên bài toán cạnh tranh để tồn tại trở nên không hề đơn giản chút nào.

Theo Trung tâm tin tức VTV24/vtv.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm