Kinh doanh

Kết nối giao thương doanh nghiệp Ấn Độ - Việt Nam

DNVN - Sáng 23/5, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra hội nghị kết nối doanh nghiệp Ấn Độ - Việt Nam do Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa Ấn Độ tổ chức. Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật & Kinh tế hội nhập (IRLIE) và Viện Nghiên cứu Thị trường - Truyền thông Quốc tế (IMRIC) tham dự với vai trò cầu nối cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Đại sứ Phạm Sanh Châu: Cần tận dụng tối đa các cơ hội thu hút đầu tư từ Ấn Độ / Doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô Ấn Độ đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư

Việc gặp gỡ trực tiếp giữa doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ lần này là một hoạt động thiết thực để doanh nghiệp hai bên có thể giới thiệu, trao đổi thông tin và tìm kiếm bạn hàng, đầu tư một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, có thể tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang Ấn Độ để tìm hiểu thị trường, tìm kiếm cơ hội và đối tác kinh doanh.

Ông Madan Mohan Sethi – Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP Hồ Chí Minh phát biểu chào mừng và khai mạc hội nghị.

Ngài Madan Mohan Sethi – Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa Ấn Độ tại TP Hồ Chí Minh phát biểu chào mừng hội nghị.

Năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Ấn Độ đạt 15,05 tỷ USD (tăng 13,6% so với năm 2021). Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam tăng cao nhất là cà phê, tiếp theo là sắt thép, giày dép các loại. Giảm nhiều nhất là thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, than đá.

Nhập khẩu của Việt Nam tăng cao nhất là sắt thép, tiếp theo là lúa mì, ô tô nguyên chiếc, rau quả, máy móc thiết bị, công cụ, phụ tùng khác, kim loại; giảm nhiều nhất là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giấy…

Về địa bàn đầu tư, Ấn Độ đầu tư tại 28 địa phương. Ninh Thuận dẫn đầu với 4 dự án, tiếp theo là Phú Yên, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Long An… Dự án lớn nhất của Ấn Độ tại Việt Nam là dự án Nhà máy đường Sơn Hòa tại Phú Yên với tổng vốn đầu tư đăng ký 94,5 triệu USD; Dự án Nhà máy điện mặt trời INFRA 1 tại Ninh Thuận, tổng vốn đầu tư 71,9 triệu USD; Dự án Công ty TNHH TATA Coffee Việt Nam, tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư 67,5 triệu USD.

Trong khi đó, Việt Nam có một số dự án đầu tại Ấn Độ, khoảng 6-9 dự án, chủ yếu là bán buôn bán lẻ với tổng giá trị vượt 6 triệu USD, dự báo tiềm năng lên tới 28,55 triệu USD.

Trong bối cảnh Ấn Độ đang chuyển mình sâu sắc và là 1 trong 6 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cùng với đó là sự đổi mới trong các chính sách phát triển không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn ở các lĩnh vực khác như quản trị, ứng dụng công nghệ...

 

Việc chuyển đổi này sẽ mang lại cơ hội lớn cho các quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Với thế mạnh về các ngành như công nghệ thông tin, dược phẩm, kỹ thuật và công nghiệp năng lượng, phía nước bạn mong rằng, hai bên sẽ có những trao đổi sâu sát để cùng hợp tác phát triển.

Tiến sĩ Hồ Minh Sơn chụp hình lưu niệm với  Ngài Madan Mohan Sethi bên lề Hội nghị.

Tiến sĩ Hồ Minh Sơn chụp hình lưu niệm với Ngài Madan Mohan Sethi bên lề hội nghị.

Chia sẻ tại hội nghị, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC cho biết, là thị trường xuất khẩu lớn của doanh nghiệp Ấn Độ trong lĩnh vực gia vị, hương liệu, Việt Nam hiện chiếm khoảng 8% sản lượng, 7% kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này của Ấn Độ vào ASEAN, sản phẩm chính là ớt, thì là, dầu gia vị và tiêu…

 

Hiện có hơn 60 doanh nghiệp Ấn Độ đang xuất khẩu gia vị và sản phẩm từ gia vị sang Việt Nam, tổng kim ngạch khoảng 36 triệu USD. Với lợi thế về sự đa dạng, sản lượng lớn, doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ có nhiều cơ hội hợp tác nhằm gia tăng xuất khẩu mặt hàng gia vị, hương liệu sang thị trường của nhau và ra thị trường thế giới.

Năm 2023 không chỉ là sự kiện tôn vinh câu chuyện tăng trưởng của Ấn Độ trong lĩnh vực kỹ thuật và sản xuất, mà còn là minh chứng cho sự hợp tác của Ấn Độ với những thành quả công nghệ tiên tiến nhất thế giới.

“Đây chính là ‘thời điểm vàng’ để thúc đẩy hợp tác, xúc tiến giao thương giữa doanh nghiệp hai nước. Tiếp tục tạo cầu nối để doanh nghiệp hai nước chia sẻ, trao đổi thông tin thị trường, tìm ra những chiến lược tiếp cận thị trường của nhau một cách bài bản trên cơ sở tận dụng hiệu quả những năng lực cung ứng, sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ”, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn kỳ vọng.

Viện IMRIC – Viện IRLIE cùng các doanh nghiệp thành viên chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị.

 

Hội nghị gồm có 2 phiên, phiên khai mạc với các bài tham luận của đại diện các bên nhằm làm rõ cách tăng cường thương mại song phương trong các sản phẩm nông nghiệp.

Phiên 2 là phiên kết nối với doanh nghiệp trực tiếp dành cho nhiều ngành nghề, mở ra nhiều cơ hội đầu tư, giao thương trực tuyến giữa doanh nghiệp hai nước.

Duy Lộc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo