Kinh doanh

Ngành gỗ Việt nên 'ứng phó' ra sao trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Để hạn chế rủi ro từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, ngành gỗ Việt Nam cần giảm nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu các sản phẩm thô sang Trung Quốc và theo dõi, kiểm tra danh mục hàng hóa Mỹ áp thuế đối với Trung Quốc.

Moody’s nâng hạng hệ số tín nhiệm lên Ba3 tạo lạc quan về nền kinh tế Việt Nam / Thúc đẩy xuất khẩu rau quả vào EU: Quan trọng là chất lượng và công nghệ

Đây là khuyến cáo của ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam để chủ động ứng phó trước tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đối với ngành gỗ Việt Nam.

PV: Thưa ông, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã dấy lên những lo ngại sẽ ảnh hưởng đến một số mặt hàng của Việt Nam, trong đó có mặt hàng gỗ. Ông có bình luận gì về điều này?

- Ông Nguyễn Tôn Quyền: Tôi có thể khẳng định đến giờ phút này cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chưa ảnh hưởng gì tới ngành gỗ Việt Nam, bởidanh sách các mặt hàng gỗ Mỹ áp thuế với Trung Quốc chủ yếu là gỗ xẻ, ván bóc và viên nén…

Hiện nay, cơ quan Nhà nước và các bộ, ngành cũngkhuyến cáo doanh nghiệp (DN) gỗ phải đề phòng Mỹ đánh quá mạnh vào địa bàn đồ gỗ của Trung Quốc, khiếnDN nước nàychuyển sản phẩm sang Việt Nam, lấy xuất xứcủa Việt Nam bán sang cho Mỹ.

Chúng tôi cũng khuyến cáo các DN gỗ Việt Nam cần phải theo dõi chặt chẽ để có biện pháp chủ động ứng phó, khi có hiện tượng xảy ra sẽ có những cảnh báo ngay.

Bên cạnh đó, theo tôi, xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là xuất khẩu các sản phẩm thô, có hàm lượng giá trị gia tăng thấp như dăm mảnh, viên nén nguyên liệu (woodpellet), gỗ tròn, gỗ xẻ và gỗ bóc, đối với các mặt hàng này Nhà nước nên có biện pháp để hạn chế xuất khẩu.

Ông Quyền

Ông Nguyễn Tôn Quyền

PV: Theo ông, phía DN gỗ nên có động thái gì để phòng vệ và hạn chế rủi ro bị "lây lan" tác hạitừ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, thưa ông?

-Ông Nguyễn Tôn Quyền: Gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam đã xuất sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiều nhất là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo khuyến cáo của Nhà nước và các bộ, ngành, các DN nên hạn chế dần dần việc nhập khẩu sản phẩm gỗ, đặc biệt hạn chế mạnh việc nhập khẩu sản phẩm gỗ của Trung Quốc vào Việt Nam.

Để hạn chế rủi ro từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, chúng tôi đã có cuộc họp với các DN xuất khẩu gỗ, khuyến cáo DN cần kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ của các hàng hóa xuất khẩu để tránh bị vạ lây; theo dõi các danh mục hàng hóa bị áp thuế của Mỹ và Trung Quốc để tìm kiếm cơ hội và hạn chế rủi ro.

Chúng tôi cũngcung cấpcác danh mục hàng hóa của Mỹ áp thuế đối với Trung Quốc để DN tham khảo. Đồng thời, Bộ Công thương cũng liên tục có thông báo về danh mục hàng hóa này, do vậy DN cần bình tĩnh, nỗ lực trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh và giảm giá thành để nắm bắt cơ hội tăng thị phần tại Mỹ.

PV: Năm 2018 ngành gỗ đã đặt ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt tối thiểu 9 tỷ USD, tương ứng tăng 12% giá trị xuất khẩu của năm 2017; chiếm khoảng 6,7% thị phần thương mại đồ gỗ thế giới. Theo ông ngành gỗ có thể cán đích mục tiêu đề ra không?

- Ông Nguyễn Tôn Quyền: Chúng tôi rất kỳ vọng đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ năm 2018. Lần đầu tiên, 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ và lâm sản đạt kim ngạch 5,3 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, chính vụ làm ăn của các DN gỗ là từ tháng 8 đến tháng 12.

Với kết quả xuất khẩu lâm sản của 7 tháng qua, tôi tin ngành công nghiệp chế biến lâm sản tiếp tục duy trì được sự tăng trưởng xuất khẩu trong 5 tháng cuối năm, cũng như sẽđạt được 9 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu lâm sản trong cả năm 2018.

Qua kiểm tra các DN chúng tôi thấy, các đơn hàng xuất khẩu đã đủ 9 tỷ USD, nguyên liệu gỗ nhập khẩu cho sản xuất cũng đủ. Vấn đề bây giờ là phải theo dõi diễn biến từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, chúng ta cũng chưa vội lo ngại vấn đề đội lốt hàng Việt, mà cần phải theo dõi lâu dài.

PV: Có ý kiến cho rằng, để tránh bị ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại này thì ngành gỗ nên chú trọng hướng vào thị trường nội địa?

- Ông Nguyễn Tôn Quyền: Đây cũng là một phương án rất quan trọng. Tôi nghĩ rất nên chú trọng thị trường nội địa hơn 100 triệu dân, với nhu cầu đồ gỗ trong nước đang có sự gia tăng nhanh chóng, như 40% cho xây dựng, 30% cho tiêu dùng nông thôn và 30% phục vụ cho nhu cầu của cư dân thành thị... Rõ ràng đây là một thị trường không nhỏ để các DN trong nước có thể tận dụng để gia tăng doanh thu và thị phần.

Hiện nay chúng ta chưa đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, bởi hàng nội địa chủ yếu do các DN nhỏ và vừa sản xuất, các DN lớn đang tập trung cho xuất khẩu. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo các DN nên đi bằng “hai chân”, vừa xuất khẩu vừa chú trọng thị trường nội địa mới đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng gỗ ở trong nước.

Nếu DN nội địa không có chiến lược kinh doanh, hướng về thị trường nội địa thì đến một lúc nào đó các sản phẩm tốt của nước ngoài sẽ vào và cạnh tranh với sản phẩm gỗ nội địa, lúc đó DN gỗ có nguy cơ mất thị trường; cho nên phát triển gỗ nội địa cũng là vấn đề cực kỳ quan trọng trong lúc này.

PV: Xin cảm ơn ông!

Năm 2008, cả nước có khoảng 2.500 DN, thì đến nay đã có khoảng 4.500DN kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản, bao gồm 3.900 DN trong nước và 600 doanh DN có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó các DN vừa chế biến vừa trực tiếp xuất khẩu khoảng 1.500 DN. Các DN chế biến gỗ và lâm sản chủ yếu ở khu vực tư nhân (khoảng 95%); theo quy mô sản xuất thì DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ (vốn điều lệ dưới 50 tỷ đồng) chiếm khoảng 93%, còn lại là các DN quy mô vừa và quy mô lớn (có vốn điều lệ trên 50 tỷ đồng).

Theo Thời báo tài chính
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo