Thị trường

Kinh tế - Chủ đề được quan tâm nhiều nhất tại Hội nghị G20

Hôm nay (28/6), Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ khai mạc tại Osaka, Nhật Bản. Chủ đề được quan tâm nhiều nhất và được bàn thảo nhiều nhất tại hội nghị lần này là kinh tế.

Điều gì tạo nên sức hút cho bất động sản tại Starlake Tây Hồ Tây? / Giá xăng dầu tăng giảm, người kinh doanh “bơ” chuyện giảm giá hàng hoá

Giới quan sát đặc biệt quan tâm sự kiện năm nay không chỉ vì chương trình nghị sự của hội nghị, mà còn vì những cuộc gặp bên lề giữa các lãnh đạo các nước Mỹ, Trung, Nga, Nhật Bản.

Chủ đề được quan tâm nhiều nhất và được bàn thảo nhiều nhất tại Hội nghị G20 lần này là kinh tế, đặc biệt là sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ và xung đột thương mại giữa Mỹ và một loạt đối tác lớn như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Liên Minh châu Âu (EU).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Osaka tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Osaka tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20. Ảnh: Báo Chính phủ.

Hầu hết các quốc gia đều rất lo ngại về khả năng đổ vỡ của hệ thống thương mại thế giới được xây dựng từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nước chủ nhà Nhật Bản khẳng định sẽ đề xuất tại hội nghị một phương án nhằm giải quyết điều được gọi là mất cân bằng kinh tế toàn cầu, thể hiện rõ nét nhất qua cán cân xuất nhập khẩu giữa Mỹ với các quốc gia khác.

Theo phương án của Nhật Bản, các nước phát triển sẽ giảm thói quen tiêu dùng, tăng tỷ lệ tiết kiệm trong khi các nước đang phát triển phải tăng quy mô thị trường tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên phương án này có được đủ sự ủng hộ cần thiết không vẫn là một dấu hỏi.

Hiện nay, mọi sự chú ý đều đổ dồn vào cuộc đàm phán song phương Mỹ - Trung Quốc. Các nhà phân tích cho rằng khả năng hai bên đạt được thỏa thuận chấm dứt hoàn toàn xung đột thương mại là vô cùng thấp, do điều đó đòi hỏi sự nhượng bộ từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên các bên có thể kéo dài thời gian đàm phán và tạm ngừng các hành động đánh thuế qua lại lẫn nhau. Ngoài ra, thế giới cũng chú ý tới phản ứng của Mỹ trong cuộc họp toàn thể, do Mỹ đang yêu cầu các đối tác thương mại giảm bớt quy mô thặng dư thương mại vào nước này.

Theo vtv.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm