Kinh tế Việt Nam đứng vững trước cú sốc bên ngoài
Lo ngành thủy sản phải chịu nhiều chi phí / Ngành gỗ trước 'thảm cảnh' không có đơn hàng từ tháng 4/2020
Đây là đánh giá của Ngân hàng Thế giới trong Báo cáo cập nhật kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. So với các quốc gia trong khu vực, mức tăng trưởng kinh tế4,9% của Việt Nam được đánh giá khả quan nhất.
Theo báo của Ngân hàng Thế giới, trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tăng trưởng 8%, dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là hơn 2,5 tỷ USD, ngành bán lẻ tăng trưởng 5,4%. Triển vọng trung hạn nhìn chung thuận lợi, nhưng đang xuất hiện nhiều rủi ro, gắn với tác động tiêu cực kéo dài của dịch COVID-19, sức cầu bên ngoài yếu đi và những cải cách cơ cấu chưa hoàn tất.
Nhìn theo hướng tích cực, Việt Nam đang có vị thế vững chắc để hưởng lợi từ nhiều hiệp định thương mại tự do sắp có hiệu lực. Áp lực lạm phát vẫn tồn tại do giá lương thực và thực phẩm ở mức cao dịp cuối năm, kết hợp với khả năng nguyên liệu đầu vào, hàng hóa thiếu hụt do những biện pháp hạn chế thương mại nhằm ứng phó dịch. Suy giảm trong các ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng, sản xuất và chế biến có thể tạm thời làm tăng tỷ lệ nghèo trong nửa đầu năm nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo