Ngành gỗ trước 'thảm cảnh' không có đơn hàng từ tháng 4/2020
Khánh Hòa: Nuôi gà trại lạnh cho hiệu quả kép về kinh tế và môi trường / Thanh Hóa: Thanh niên 8X kiếm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi vịt
Ngày 30/3, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) vừa có báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành gỗ.
Cụ thể, theo Vifores, 5 thị trường xuất khẩu chính gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc chiếm tới trên 90% thị phần xuất khẩu có diễn biến phức tạp bởi dịch Covid 19, hiện đang thực hiện lệnh phong tỏa khiến các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam liên tiếp nhận được các thông báo hủy đặt hàng, giãn đơn hàng trong thời gian gần đây.
Theo báo cáo sơ bộ từ các hiệp hội gỗ địa phương và các doanh nghiệp chế biến gỗ từ giữa tháng 3 cho tới nay, ngành đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cụ thể: Thị trường xuất khẩu chiếm 50% thị phần là Mỹ đã có trên 80% các nhà mua hàng xuất sang thị trường này đã có thông báo dừng mua hàng, hủy đơn hàng đợi tình hình mới.Thị trường EU: 81% doanh nghiệp đã nhận được thông báo hủy đơn và và giãn đơn hàng.Các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng giảm từ 60-80%.
Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, hiện tại các khách hàng không tới nhà máy duyệt mẫu do đó các doanh nghiệp gỗ Việt chưa ký được đơn hàng mới cho mùa hàng 2020 – 2021, do vậy nhiều nhà máy tiền ẩn nguy cơ nhà máy đóng cửa và ngừng hoạt động trong thời gian tới, hàng trăm nghìn lao động đối mặt với tình trạng thất nghiệp, không đảm bảo việc làm và an sinh xã hội cho người lao động trong thời gian dài.
Cũng giống như các ngành như dệt may, da giày, ngành công nghiệp chế biến gỗ - một trong 3 ngành xuất khẩu chủ lực đang phải đối mặt với nguy cơ hầu hết các doanh nghiệp sẽ phải ngừng sản xuất vào nửa cuối tháng 4/2020 và hoàn toàn mất khả năng hỗ trợ người lao động, nếu không có sự trợ giúp mạnh mẽ của Chính phủ.
Trong khi các thị trường trọng điểm liên tiếp có các tín hiệu không lạc quan, để duy trì các đơn hàng còn lại, đơn hàng nhỏ lẻ, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với việc giá gỗ nguyên liệu tăng cao từ 10-20 USD/m3 gỗ nguyên liệu do thiếu công nhân khai thác gỗ nguyên liệu, thiếu container rỗng và giá cước tàu tăng từ 500-1000 USD/container, và còn tiếp tục tăng cao trong những tháng tới do đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trước tình hình đó, ngành chế biến gỗ rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để cứu ngành có giá trị xuất khẩu gần 11 tỷ USD vào năm 2019 vượt qua khó khăn này.
Đơn hàng bị huỷ nhưng 96% doanh nghiệp có quan hệ vay vốn ngân hàng và chịu áp lực về lãi vay cũng như thời gian trả nợ.
Để giảm thiểu khó khăn và thiệt hại mà doanh nghiệp ngành gỗ đang phải đối mặt,Viforesđề nghị Chính phủ đưa các phân ngành sau vào Dự thảo Nghị định giãn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) (phân ngành 16 - viên nén, ván lạng,….); Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (phân ngành 31- Đồ gỗ); Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại (mã ngành cấp 4: 2592 – phụ kiện hardware).
Đồng thời sớm xem xét việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các đơn vị xuất khẩu đủ điều kiện; miễn thuế xuất khẩu đối với mặt hàng gỗ xẻ có nguồn gốc từ gỗ nhập khẩu có nguồn gốc xuất xứ từ các nước quản trị rừng tốt như EU, Mỹ, Canada, Nhật Bản...; miễn giảm và gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng; miễn thuế suất thuế xuất khẩu 2% còn 0% đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu.
"Nếu các doanh nghiệp ngành gỗ Việt không nhận được sự hỗ trợ sẽ chứng kiến tình trạng đóng cửa, phá sản lan tràn trước nguy cơ mất hết thị phần xuất khẩu ở ngay chính các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... mà cộng đồngdoanh nghiệpđã dày công xây dựng và phát triển trong hơn 2 thập kỷ qua",Vifores cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo