Thị trường

Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao hơn các nước trong khu vực

Đây là khẳng định của ông Paulo Medas - Trưởng Đoàn Điều hành IV, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong chuyến thăm và làm việc với Việt Nam mới đây.

Kinh tế tuần hoàn là nền tảng phát triển bền vững ngành lúa gạo / Loạt ưu đãi dịp du lịch hè của IHG Hotels & Resorts

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Phóng viên VTV đã có cuộc trao đổi kỹ hơn với đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về những động lực chính sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024.

Thưa ông, IMF đánh giá thế nào về triển vọng kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm? Đâu sẽ là động lực giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong năm 2024?

Ông Paulo Medas: Tôi nghĩ năm 2024 là một năm tốt hơn nhiều so với năm 2023 đối với kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung. Chúng tôi nghĩ rằng tốc độ tăng trưởng toàn cầu sẽ vào khoảng 3,2%. Một tin vui quan trọng đối với một nước xuất khẩu nhiều như Việt Nam là thương mại toàn cầu đang thực sự tăng tốc, tăng trưởng thương mại toàn cầu dự báo ở mức 3%.

Chúng tôi cũng nhận thấy Việt Nam tiếp tục có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và sản xuất trong nước cũng đang phục hồi. Một lĩnh vực vẫn còn khó khăn trong năm 2024 là bất động sản do những vấn đề còn tồn đọng của năm 2022 - 2023. Chúng tôi hy vọng rằng với Luật Đất đai mới, Luật Bất động sản mới, bất động sản sẽ bắt đầu phục hồi vào năm 2025 và 2026.

 

Ông có đánh giá như thế nào về việc điều hành chính sách của Việt Nam trong thời gian qua? Trong khi nhiều nước trên thế giới liên tục tăng lãi suất thì Việt Nam lại đi ngược giảm lãi suất?

Ông Paulo Medas: Từ những kết quả thống kê có thể thấy Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã áp dụng những chính sách tài khoá và tiền tệ rất kịp thời. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã thực sự có những chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế có thể kể đến như việc cắt giảm lãi suất xuống mức rất thấp.

Vì vậy, chúng ta thấy vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024, lãi suất cơ bản ở Việt Nam thực sự đã gần mức thấp kỷ lục. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp nếu thực sự có các đơn hàng tốt và hoạt động với chiến lược rõ ràng, ổn định sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng rẻ hơn và nó sẽ cải thiện tăng trưởng kinh tế.

Phát triển bền vững là một mục tiêu quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Vậy theo IMF, làm thế nào để Việt Nam có thể hút thêm nhiều dòng vốn xanh hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xanh, bền vững?

Ông Paulo Medas: Chúng tôi nhận thấy chính phủ Việt Nam đang rất tích cực làm việc với các đối tác quốc tế để đảm bảo sẽ có thêm nhiều dòng vốn xanh đổ về Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước chuyển đổi sản xuất bền vững cũng như khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư bền vững tại Việt Nam. Việt Nam cần phải có những cải cách pháp lý và quy định để các ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế có thể phát hành đa dạng trái phiếu xanh.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm