Lái buôn Trung Quốc tăng mua gấp đôi, mỗi ngày 3.000 tấn vải thiều
Việt Nam cần làm gì để trở nên "nổi bật trong thu hút FDI"? / TPHCM: Nhiều siêu thị đồng loạt giảm giá thịt heo giữa “bão táp” dịch tả
Từ lúc có vải sớm, bà con Lục Ngạn đã vui mừng vì được giá. Nay đến vụ vải thiều, giá còn tăng gấp nhiều lần năm ngoái khiến bao công sức chăm cây cũng có thành quả.
Tất bật chuẩn bị đóng vải giao cho khách, anh Hoàng Văn Ước (xã Phượng Sơn, Lục Ngạn) vẫn hồ hởi chia sẻ: “Tại xã tôi, giá vải thiều muộn dao động khoảng 30.000 - 35.000 đồng/kg. Đang thời điểm chính vụ nên giá có giảm một chút so với đầu mùa vì sản lượng đã tăng cao.”
“Tuy nhiên, lượng thu mua của thương lái lại tăng gấp đôi, nhất là các thương nhân người Trung Quốc”, anh Ước cho biết thêm.
Trao đổi với lãnh đạo địa phương, ông Cao Văn Hoàn, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết: “Hiện nay, Lục Ngạn đã thu hoạch trên 60.000 tấn vải. Giá dao động từ 25.000 - 50.000 đồng/kg, tuỳ giống và chất lượng, thậm chí có loại lên tới 70.000 đồng/kg. Tính bình quân giá vải đang cao gấp 2 lần so với năm 2018.”
“Hiện nay, đang có gần 400 thương nhân Trung Quốc thu mua vải tại Lục Ngạn với sản lượng rất ổn định. Trung bình, mỗi ngày có khoảng 3.000 tấn vải được xuất khẩu chính ngạch qua 2 cửa khẩu Lạng Sơn và Lào Cai”, ông Hoàn cho biết thêm.
Theo số liệu của Ban quản lý khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn), số lượng xe chở vải xuất khẩu qua đây từ 12/5 - 16/6 là 2.312 xe, tương đương với 46.240 tấn các loại vải.
Cũng theo Ban quản lý cửa khẩu Đồng Đăng, trong tuần, số lượng phương tiện chở mặt hàng vải xuất khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh tiếp tục tăng, trung bình xuất khoảng 150 xe vải/ngày. Các lực lượng chức năng tại cửa khẩu đã chủ động phối hợp phân luồng, điều tiết phương tiện, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu, đặc biệt là mặt hàng quả vải xuất khẩu; không để ùn ứ phương tiện tại khu vực cửa khẩu. Hiện tại hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Tân Thanh vẫn diễn ra bình thường.
Đầu ra cho xuất khẩu của trái vải Lục Ngạn vẫn chủ yếu vẫn là Trung Quốc theo đường chính ngạch. Nhưng bên cạnh đó, một số nước khu vực Trung Đông, EU, Nga, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan, Úc,…cũng đã và đang đẩy mạnh lượng tiêu thụ, quảng bá rộng rãi hơn tới tay bạn bè quốc tế.
Ngoài xuất khẩu, thị trường trong nước vẫn được ưu tiên, hiện vải Bắc Giang đã có mặt tại các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Đà Nẵng và các tỉnh Miền Trung, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai,...
Riêng tại thị trường TP.HCM và một số tỉnh phía Nam mỗi ngày có khoảng gần 2.000 tấn tiêu thụ, được tập trung tại các chợ đầu mối các chợ đầu mối (Thủ đức, Bình Điền, Hóc Môn – TP HCM, Dầu Giây - Đồng Nai) và trong các hệ thống siêu thị như Saigon co.op, Big C...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg