Lãi suất cho vay đã "dễ thở" hơn
Ngân hàng Nhà nước: Thông tư 06 không cấm cho vay thực hiện dự án bất động sản / Đà Nẵng rà soát, thống kê quỹ đất tái định cư
Ảnh minh họa - Ảnh: NLĐ.
Sau 4 lần liên tục điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện giảm tối thiểu từ 1,5-2% lãi suất cho vay. Yêu cầu này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đã được tiếp cận với nguồn vốn mới, dễ thở hơn trước và hoạt động kinh doanh cũng bớt áp lực hơn.
Là một doanh nghiệp đóng tàu, với Công ty đóng tàu Thái Bình Dương thì nguồn vốn lưu động cần rất lớn. Nhưng đã có thời điểm, doanh nghiệp này phải tiếp cận vốn với mức lãi suất 11,5%/năm. Nhưng nay, lãi suất vay đã hạ về mức 8%/năm. Với gần 400 tỷ hạn mức tín dụng, lãi suất vay giảm 3,5%/năm, đã tiết giảm hàng chục tỷ đồng cho doanh nghiệp.
"Đây là động lực rất tốt giúp cho các doanh nghiệp. Chi phí lãi vay giảm giúp chúng tôi có thể tái đầu tư, sản xuất và chi trả tiền công cho người lao động", ông Lê Đoàn Tám,Chủ tịch HĐQT Công ty đóng tàu Thái Bình Dương cho biết.
Còn theo ông Bùi Sơn Hoài, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Thực phẩm Thiên Vương: "Chúng tôi chỉ cần có tài sản khoảng 20% khoản vay là được giải ngân. Mức lãi suất vay hiện giờ của chúng tôi khoảng 7,5%".
Việc liên tiếp hạ lãi suất điều hành, qua đó ép mặt bằng lãi suất cho vay hạ nhiệt hơn so với trước đã và đang có những tác động hữu hiệu. Bởi trong bối cảnh, tín dụng tăng trưởng chậm, áp lực về nguồn vốn ứ đọng đã khiến nhiều ngân hàng phải chịu áp lực giải ngân nguồn vốn đã huy động mà không cần sự thúc giục nào.
"Ngân hàng LPBank đã áp dụng 3 chương trình giảm lãi suất cho vay từ 0,3-4%/năm. Qua 3 tháng triển khai đã có trên 300.000 khách hàng với dự nợ gần 100.000 tỷ đồng được giảm lãi suất", ông Hồ Nam Tiến, Tổng Giám đốc LPBank cho biết.
Còn theo ôngNguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank, ngay bản thân các ngân hàng cũng khá "sốt ruột", cũng muốn đẩy tín dụng ra. Để đẩy tín dụng ra thì một trong những giải pháp là giảm lãi suất.
Hiện lãi suất cho vay bình quân đã về ngưỡng 8%/năm, tức là giảm 3% so với cuối năm 2022. Hạ lãi suất cho vay kết hợp với đẩy mạnh và kích thích cho vay mà các tổ chức tín dụng đang triển khai sẽ giúp nguồn vốn được đưa vào lưu thông, từ đó, sản xuất cũng được kích thích hơn, gia tăng sản lượng và tạo thêm các cơ hội việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế hiện nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam