Lãi suất huy động biến động ra sao trong tháng 7?
Hộ chăn nuôi nhỏ lao đao vì giá thịt lợn giảm sâu / Kiến nghị đưa thức ăn chăn nuôi vào mặt hàng bình ổn giá
Lãi suất huy động bình quân chỉ 3-5%/năm nhưng có những khoản vay vẫn treo lãi suất 9-10%/năm. |
Theo khảo sát của VnBusiness tại 29 ngân hàng thương mại, tháng 7 đánh dấu sự tăng lãi suất trở lại của Vietcombank thêm 0,2 điểm phần trăm ở các kỳ hạn dưới 12 tháng. Tuy nhiên, lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng giảm nhẹ.
Lãi suất tiền gửi giảm ở một số ngân hàng
Trong biểu lãi suất huy động mới nhất vừa áp dụng, Vietcombank điều chỉnh tăng lãi suất huy động kỳ hạn 1 và 2 tháng lên 3,1%/năm; 3 tháng lên 3,4%/năm; 6 tháng là 4%/năm.
Ngược lại, có nhiều ngân hàng giảm nhẹ lãi suất huy động, như BacABank giảm lãi suất huy động từ 0,2 - 0,3 điểm % so với ghi nhận vào đầu tháng 6. Lãi suất BacABank sau điều chỉnh nằm trong phạm vi từ 4,25% đến 7,4%/năm áp dụng cho kỳ hạn 1 - 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ.
Cụ thể, kỳ hạn gửi 6 đến 8 tháng được hưởng chung lãi suất 6,9%/năm, giảm 0,3 điểm % so với tháng trước. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 9 tháng đến 11 tháng tiếp tục giảm 0,3 điểm % xuống mức 7%/năm.
Hay như tại VPB cũng giảm nhẹ lãi suất huy động 0,1 điểm %, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng từ 3 - 3,4%/năm, 3 tháng từ 3,6 - 4%/năm. Nhưng lãi suất ở các kỳ hạn trên 6 tháng của ngân hàng này lại tăng trên 0,2 điểm % như 6 tháng lên 4,5 - 5%/năm; 12 tháng lên 6 - 6,5%/năm…
Đáng lưu ý, nhóm ngân hàng có mức lãi suất cao nhất không thay đổi so với tháng trước, dao động trong khoảng từ 5,5%/năm đến 8,2%/năm.
Về bảng xếp hạng, mức lãi suất cao nhất tháng 7/2021, OCB vẫn duy trì lãi suất cao nhất là 8,2%/năm, tiếp tục đứng đầu trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên điều kiện để được hưởng mức lãi suất này là khách hàng cần có khoản tiền gửi tối thiểu 500 tỷ đồng và gửi tại kỳ hạn 13 tháng với hình thức lĩnh lãi cuối kỳ.
Tiếp theo sau là ACB huy động ở mức 7,4%/năm, Techcombank là 7,1%/năm, MSB là 7,0%/năm…
Xét trong nhóm 4 “ông lớn” ngân hàng có vốn nhà nước, mức lãi suất tiền gửi cao nhất vẫn được giữ nguyên không đổi. BIDV, Agribank và VietinBank vẫn tiếp tục duy trì biểu lãi suất như trước, theo đó lãi suất cao nhất tại các ngân hàng này cùng là 5,6%/năm.
Vietcombank trong tháng này có động thái tăng lãi suất tại nhiều kỳ hạn gửi. Tuy nhiên mức lãi suất cao nhất tại ngân hàng này vẫn ghi nhận được ở mức 5,5%/năm. Đồng thời đây cũng đang là mức lãi suất huy động thấp nhất trong số 30 ngân hàng được khảo sát.
Lãi suất tiết kiệm tháng 7. (Đơn vị: %) |
Lãi suất huy động vẫn sẽ giữ ở mặt bằng thấp?
Theo công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), 6 tháng đầu năm, hơn 500 nghìn tỷ đã được vay từ hệ thống ngân hàng, trong khi nguồn vốn huy động đạt khoảng 310 nghìn tỷ. Thanh khoản hệ thống ngân hàng do đó đã bị thu hẹp khoảng 190 nghìn tỷ. Diễn biến này cho thấy, thanh khoản hệ thống ngân hàng trong năm 2021 nhiều khả năng sẽ không còn dư thừa nhiều như trong năm 2020.
Thanh khoản các ngân hàng thu hẹp đáng kể còn thể hiện ở con số tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng cho vay. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 21/6/2021, tăng trưởng tín dụng và huy động so với đầu năm lần lượt là 5,47% và 3,13%. Điều này làm gia tăng áp lực tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại một số ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở làn sóng thứ 4 mới đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn tiếp tục có chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp. Do đó, BVSC cho rằng lãi suất huy động vẫn sẽ giữ ở mặt bằng thấp hơn với thời điểm cuối năm 2020.
Trong báo cáo chiến lược thị trường 6 tháng cuối năm 2021, Công ty chứng khoán VNDirect kỳ vọng lãi suất tiền gửi sẽ tăng nhẹ 0,25 - 0,3 điểm % trong nửa cuối năm do nhu cầu tín dụng tăng nhờ sự phục hồi của nền kinh tế; áp lực lạm phát cao hơn về cuối năm.
Đặc biệt, các ngân hàng thương mại cần duy trì mức lãi suất hấp dẫn để cạnh tranh huy động vốn với các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán.
Dù đưa ra nhận định, lãi suất tiền gửi sẽ tăng từ quý III/2021, nhưng các chuyên gia cho rằng, lãi suất tiết kiệm trên thị trường vẫn ở mức thấp so với các năm trước. Trong khi đó, lãi suất cho vay được cho là giảm không tương xứng.
Chẳng hạn, với cho vay dài hạn, lãi suất ưu đãi năm đầu từ 8%-8,7%/năm, các năm sau bị cộng thêm biên độ từ 4%- 4,3%/năm, tính ra, lên tới 11,5%-12,5%/năm. Chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay rất lớn. Trong khi lãi suất huy động bình quân chỉ 3-5%/năm nhưng có những khoản vay vẫn treo lãi suất 9-10%/năm.
Do đó, nhiều ý kiến cho rằng giảm lãi suất là cần thiết. Các ngân hàng nên cân nhắc giảm bớt lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam