Thị trường

Lâm Đồng: Lập kế hoạch cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp

(DNVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản giao các sở, ban, ngành, xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết 139 của Chính phủ về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Nguyễn Kim lần thứ 3 chào mua cổ phiếu Dược Lâm Đồng / Dược Lâm Đồng đồng ý “bán mình” cho Nguyễn Kim


Theo đó, tỉnh Lâm Đồng đề nghị các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, khẩn trương nghiên cứu, đề xuất những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực phụ trách để triển khai thực hiện.

Trên cơ sở các nội dung đề xuất của các sở, ban ngành, Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu tổng hợp và xây dựng kế hoạch của UBND tỉnh để thực hiện Nghị quyết của Chính phủ trên địa bàn, đảm bảo chất lượng, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Lâm Đồng đang không ngừng cải thiện cơ chế, chính sách để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước (Ảnh: VH)

Lâm Đồng đang không ngừng cải thiện cơ chế, chính sách để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước (Ảnh: VH)

Mục tiêu của kế hoạch là nhằm cắt giảm triệt để các chi phí bất hợp lý trong tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh, đẩy lùi và ngăn chặn các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức cho doanh nghiệp; tạo dựng một môi trường kinh doanh chi phí thấp, ổn định; khuyến khích đầu tư, gia nhập thị trường và cạnh tranh.

Trong những năm gần đây, cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật là một trọng tâm của Chính phủ, các cấp, các ngành. Nhiều nghị quyết của Chính phủ đã và đang được triển khai thực hiện, trong đó tập trung vào cải cách thể chế và thủ tục hành chính, thuận lợi hoá các hoạt động kinh doanh.

Nhiều dự án quy mô, đẳng cấp đã đầu tư vào TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã tạo nên sự năng động cho mảnh đất quanh năm sương mờ này (Ảnh: IE)

Nhiều dự án quy mô, đẳng cấp đã đầu tư vào TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã tạo nên sự năng động cho mảnh đất quanh năm sương mờ này (Ảnh: IE)

 

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, các chỉ số về môi trường kinh doanh của Việt Nam tuy có cải thiện đáng kể, nhưng thứ hạng của nhiều chỉ số còn thấp khá xa so với các nước trong khu vực.

Trong đó năm 2018, tổng mức thuế và chi phí bảo hiểm doanh nghiệp Việt Nam phải nộp chiếm 38,1% lợi nhuận trước thuế, trong khi con số này ở Thái Lan là 28,7%, ở Indonesia là 30%.

Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy 59,3% doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức; lãnh đạo của khoảng 30% doanh nghiệp phải dành hơn 10% quỹ thời gian cho tìm hiểu và tuân thủ quy định pháp luật; 44% doanh nghiệp cho rằng thủ tục thuê, mua đất phức tạp; 16% doanh nghiệp cho rằng giá đất theo quy định nhà nước cao.

 


VIÊN HỮU
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm