Lão nông Nghệ An lãi hàng trăm triệu mỗi năm nhờ trồng thanh long ruột đỏ
Yên Bái: Trồng dâu, nuôi tằm hết thời ăn 'cơm đứng' / Sóc Trăng: Trồng nhãn trên đất cù lao thu 1 tỷ/năm
Thanh long ruột đỏ hiện được trồng phổ biến ở nhiều nơi tại Việt Nam. Thế nhưng thanh long do ông Đặng Anh Tuấn trồng theo hướng hữu cơ rất được ưa chuộng. Theo ông Tuấn, thanh long ruột đỏ dễ trồng, ít sâu bệnh, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng huyện Đô Lương nên chất lượng tốt. Những nằm gần đây, ông Tuấn thử nghiệm trồng theo công nghệ mới của Nhật Bản, cho năng suất cao gấp 3 lần so với trồng theo phương pháp truyền thống.
Cận cảnh vườn thanh long của ông Tuấn. Ảnh: Báo Nghệ An.
Chia sẻ với báo Nghệ An, ông Tuấn cho biết, thanh long trồng theo công nghệ Nhật Bản khác với cách trồng truyền thống, đó là thanh long được trồng theo hàng dài, gốc cách nhau 0,8m, có hệ thống tưới nước tự động. Việc bón phân chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, hỗ trợ thêm phân bón qua lá nhập ngoại để tăng thêm độ ngọt cho quả.
Trồng theo phương pháp này, năng suất sẽ cao vượt trội, bởi diện tích đất được tiết kiệm hơn việc thanh long trồng theo trụ cách nhau đến 3m. Mỗi gốc thanh long, thông thường gia đình ông Tuấn chỉ để 5 - 6 nhánh chính, mỗi nhánh 4 - 5 cành, mỗi cành để lại 3- 4 quả/lứa. Tính ra, mỗi gốc thanh long ruột đỏ có thể cho thu hoạch 5- 7kg quả/lứa, tương đương 100 - 150.000 đồng/lứa. Bình quân, thanh long ruột đỏ cho 6 lứa/năm, tính ra mỗi gốc cho nguồn thu 700.000 đồng.
Mô hình trồng thanh long ruột đỏ theo công nghệ Nhật Bản hiện được Sở Khoa học Công nghệ và Trạm Khuyến nông Đô Lương khuyến khích nhân rộng ở các địa phương. Nó không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn tạo ra sản phẩm cây ăn trái ngon, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo