Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp
Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thế mạnh vùng trung du miền núi phía Bắc / Tháo gỡ ngay vướng mắc trong xuất khẩu tinh dầu quế
Triển khai nhiệm vụ tại các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29/12/2023, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ Đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế DPPA.
Ngày 15/3/2024, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế DPPA.
Ngày 22/3/2024, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 112/TB-VPCP và Công văn số 1942/VPCP-CN ngày 25/3/2024, trong đó Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng Nghị định theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Chính phủ trong tháng 5/2024 và tiến hành song song, độc lập việc phối hợp với Bộ Tư pháp xem xét quy trình rút gọn, trường hợp xây dựng theo quy trình đầy đủ hay rút gọn vẫn phải lấy ý kiến, đánh giá tác động đầy đủ của các bên liên quan và tác động về kinh tế vĩ mô.
Ngày 9/4/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 814/QĐ-BCT về việc thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định.
Đến nay, Dự thảo 1 của Nghị định về cơ chế DPPA đã hoàn thiện, bao gồm 6 Chương, 35 Điều. Theo đó, chương I quyđịnh chung (gồm 4 Điều);Chương II:Mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng (gồm 4 Điều);Chương III: Mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia (gồm 2 Mục, 15 Điều);Chương IV: Trình tự tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp (gồm 2 Điều);Chương V: Kiểm tra giám sát và tổ chức thực hiện (gồm 9 Điều); Chương VI: Điều khoản thi hành (gồm 1 Điều).
Dự thảo lần 1 được hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu các góp ý của thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập tại cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Công Thương chiều 10/4/2024 vừa qua.
Trong Dự thảo này, các vấn đề cơ bản như phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và các hình thức của cơ chế mua bán điện trực tiếp đã được xác định rõ ràng, đi cùng với đó là các quy định về hợp đồng, giá, cơ chế thanh toán giữa các bên và đặc biệt là trách nhiệm của các bên tham gia mua bán điện theo cơ chế DPPA.
Riêng đối với hình thức mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia, Dự thảo Nghị định chia thành 3 mục với các đối tượng tham gia mua bán điện khác nhau là: Mua bán điện giữa đơn vị phát điện và Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông qua thị trường giao ngay; Mua bán điện và thanh toán giữa khách hàng sử dụng điện lớn và Tổng công ty Điện lực; Mua bán điện và thanh toán giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện.
Bộ Công Thương đang tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế DPPA để tổng hợp, tiếp thu hoàn thiện và trình Chính phủ trước ngày 30/4/2024.
Người dân, doanh nghiệp, địa phương muốnđóng góp ý kiến sẽgửi vềCục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam