Thị trường

Lễ ký kết hợp tác “Đưa trái ngọt vươn xa”, ra mắt tour du lịch nông nghiệp miệt vườn

DNVN - Ngày 28/5, tại xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang), Công ty CP Gap Việt Nam và Công ty CP Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng Lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức Hội nghị ký kết “Đưa trái ngọt vươn xa” và ra mắt tour du lịch miệt vườn.

Đấu giá vải thiều Việt Nam tại Úc: Một hộp vải tươi nhất chốt giá 3.000 AUD / Người tiêu dùng Pháp khen vải thiều Việt Nam "ngon hơn hẳn" vải Madagascar

Tỉnh Bắc Giang có lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, với điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu, đã góp phần hình thành một số cùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, với một số sản phẩm nông sản có thương hiệu, trong đó có vải thiều Lục Ngạn.

Những năm qua, công tác sản xuất và tiêu thụ vải thiều luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm, chỉ đạo các sở, ngành tổ chức nhiều giải pháp: mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap; tăng cường tuyên truyền về sản xuất vải thiều an toàn; hướng dẫn vệ sinh vườn trồng, bảo đảm sản phẩm sản xuất ra an toàn, chất lượng đồng đều, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc rõ ràng...

Sự kết hợp giữa Công ty CP Gap Việt Nam và Công ty CP Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng trong việc sử dụng phân bón hữu cơ Gap đối với vùng trồng vải Phượng Sơn là một trong những hướng đi để cây vải vùng Phượng Sơn phát triển bền vững, năng suất cây trồng ổn định và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Lễ ký kết hợp tác “Đưa trái ngọt vươn xa” giữa Công ty CP Gap Việt Nam và Công ty CP Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng Lục Ngạn.

Phát biểu tại lễ ký kết hợp tác “Đưa trái ngọt vươn xa” và ra mắt tuor du lịch nông nghiệp miệt vườn, ông Vũ Đình Mười - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Gap Việt Nam chia sẻ, nhu cầu của con người về các sản phẩm nông nghiệp sạch ngày càng cao, những sản phẩm nông sản sạch, chất lượng, luôn được người tiêu dùng quan tâm, lựa chọn.

Vì vậy, cần thiết phải phát triển nông nghiệp an toàn, chất lượng, hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón hữu cơ, chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

"Công ty CP Gap Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực, phát triển công nghệ, để sản xuất các loại phân bón cây trồng phù hợp với từng loại cây, giống cây, trong đó có cây vải, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm quả vải, tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình trồng vải, tạo niềm tin với bà con nông dân địa phương", ông Mười cam kết.

Bà Đỗ Thị Hằng - Giám đốc Công ty CP Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng Lục Ngạn chia sẻ tại lễ ký kết.

Theo bà Đỗ Thị Hằng - Giám đốc Công ty CP Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng Lục Ngạn, hiện nay, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn có khoảng gần 20.000 hộ dân trồng vải.

Xã có 5.026 ha được cấp mã số vùng trồng trái vải xuất khẩu đi các nước Mỹ, Nhật, Pháp, Trung Quốc, châu Âu, Australia và nhiều quốc gia khác. Vải thiều đã trở thành đặc sản của vùng quê Lục Ngạn và sản phẩm trái cây chủ lực trong công tác xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương.

“Không chỉ là những quả vải tươi ngon mà quả vải thiều còn được người dân làm thành món vải thiều sấy khô, có thể lưu giữ quanh năm. Vào các mùa không có vải, thử thưởng thức vải thiều khô sẽ thấy vị ngọt sắc lịm, hòa quyện hương thơm của núi rừng, nhưng không mất đi mùi vị chính của quả vải”, bà Hằng tự hào.

Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm