Lo ngại chuyện chỉ mới "nghe nói" tăng lương là giá nhiều mặt hàng đã tăng
Ứng phó với "cú sốc" giá xăng dầu không thể bằng giải pháp ngắn hạn / Giá xăng dầu tiếp tục giảm trong kỳ điều chỉnh ngày 12/4?
Theo ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó giám đốc Sở Thương mại, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, dự báo của các tổ chức kinh tế quốc tế và kết hợp với tình hình ở trong nước cho thấy 6 tháng cuối năm là giai đoạn còn tiếp tục nhiều khó khăn bởi kinh tế thế giới tuy có hồi phục nhưng không đồng đều, chưa đạt được mức phát triển trước đại dịch.
Chiến tranh giữa Nga và Ukraine vẫn còn tiếp diễn, các chuỗi cung ứng bị đứt gãy chưa khôi phục hoàn toàn.
Tình hình lạm phát ở các nước hầu hết ở mức cao, giá lương thực, nguyên nhiên vật liệu đã tăng ở một mặt bằng mới, cộng thêm với những khó khăn do chính sách ngừng xuất và tạm ngừng xuất dầu ăn, lúa mì, phân bón, thức ăn gia súc… càng làm cho giá cả hàng hoá thế giới bị đẩy lên cao, trước hết là từ nay tới cuối năm.
Trong khi đó, nhiều mặt hàng trên vẫn phải nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước, nguy cơ phải chịu đựng tác động của nhập khẩu lạm phát vẫn đang hiện hữu.
Ở trong nước, nếu không có những giải pháp quyết liệt để kiềm chế việc tăng giá của xăng dầu, đưa giá mặt hàng này về một mức tương đối hợp lý, đồng thời ổn định được giá cả những mặt hàng thiết yếu cho đời sống tiêu dùng, CPI những tháng cuối năm sẽ có tốc độ tăng mạnh hơn những tháng đầu năm, thì việc thực hiện chỉ tiêu 4% là rất khó khăn.
Trước tình trạng “bão giá”, ông Phú cho rằng, tiết kiệm của người dân chỉ là 10%, ví dụ mua chung, bán chung nhưng phải đi đôi với chất lượng hàng hóa. Tiết kiệm phải có kiểm soát nếu không dẫn đến xô bồ. Nhiều thực phẩm đông lạnh rất rẻ nhưng đó là hàng nhập lậu và xóa hạn sử dụng. Bởi vậy, người tiêu dùng tiết kiệm phải tỉnh táo.
“Đối với các bộ ngành, mấu chốt bây giờ là vấn đề xăng dầu. Hãy quyết nhanh và giảm giá xăng dầu thì doanh nghiệp mới duy trì sản xuất, tiêu dùng mới ổn định hơn", ông Phú nói.
Cũng theo ông Phú, các cơ quan chức năng cần kết hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem thu nhập của người dân thế nào. Bắt đầu từ 1/7 tăng lương tối thiểu 6%, nếu không giữ giá tăng 6% mà để tăng cao hơn thì coi như thu nhập thực tế lại giảm chứ không phải tăng.
“Nếu không tổ chức lại thị trường, ổn định giá cả thì việc tăng lương thành vô nghĩa, thậm chí nguy hại hơn khi mới chỉ nghe nói tăng lương là giá nhiều mặt hàng đã tăng giá rồi. Nếu không giải quyết bài toán xăng dầu thì nguy cơ giá lên mà không xuống”, ông Phú quan ngại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo