Thị trường

Lừa bán đặc sản Sa Pa, dân Việt ăn hết 3.000 tấn mận Tàu

Không tính mận Việt Nam, mận Mỹ hay Úc, chỉ riêng mận Trung Quốc, trong vòng chưa đầy 4 tháng dân Việt đã ăn hết khoảng trên 3.000 tấn.

Chống gian lận về xuất xứ hàng hóa / 6 tháng đầu năm, TP.HCM ước thu 193.310 tỷ đồng ngân sách

Mận hậu, mận tam hoa hay một số loại mận đặc sản khác của Việt Nam đều đã hết mùa từ lâu. Thế nhưng, những ngày này, tại các chợ hay trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội, mận vẫn được bày bán la liệt.

Không chỉ bán với số lượng lớn, tại chợ cũng xuất hiện rất nhiều các loại mận khác nhau như: mận seo quả nhỏ, có màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần sang màu tím đen, ăn róc hạt, giòn; mận cơm vàng có vỏ màu vàng bóng rất đẹp mắt, quả to và đều hơn mận seo, khi chín màu vàng sẽ chuyển dần sang màu đỏ; mận hồng có kích thước to hơn mận hậu, mận sẽ chuyển dần từ màu hồng sang đỏ khi chín... Đây thực chất đều làmận Trung Quốc.

Lừa bán đặc sản Sa Pa, dân Việt ăn hết 3.000 tấn mận Tàu
Mận Trung Quốc đang được bày bán la liệt ở chợ

Đáng chú ý, tại chợ còn có loại mận đen siêu to khổng lồ được quảng cáo là mận Sapa. Loại mận này có đặc điểm vỏ tím đen, ruột vàng, trọng lượng quả khoảng 200-300 gram/quả, ăn hơi chua, mềm.

Hay như loại mận tam hoa cũng được quảng cáo là mận Lào Cai chuẩn xịn dịp cuối mùa. Đặc điểm của loại mậnnày là có kích thước tương đương quả mận hậu, ruột đỏ, vỏ bên ngoài quả hơi nhạt màu so với vỏ mận hậu, khi ăn có vị hơi chua ngọt.

Do được quảng cáo là hàng chuẩn xịn của Việt Nam nên mận tam hoa cực kỳ hút khách. Thậm chí, nhiều người còn mua cả vài cân về tích trữ trong tủ lạnh ăn dần vì sợ hết mùa.

Lừa bán đặc sản Sa Pa, dân Việt ăn hết 3.000 tấn mận Tàu
Loại mận Tàu này được người bán quảng cáo là mận tam hoa muộn của Việt Nam khiến nhiều người tưởng thật

Hiện giá mận tại chợ dao động từ 25.0000-50.000 đồng/kg tùy loại và tùy thời điểm.

Trao đổi với PV. VietNamNet, đại diện Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai cho biết, tại tỉnh này ngoài mận tam hoa còn có một số loại mận đặc sản, thời gian thu hoạch thường bắt đầu từ tháng 4 âm lịch đến đầu tháng 6 âm lịch là kết thúc. Sản lượng của mận đặc sản này vào khoảng 200 tấn.

 

Riêng với mận tam hoa - loại mận đặc sản của Lào Cai được trồng thành vùng hàng hóa lớn, năm nay mất mùa, sản lượng chỉ đạt khoảng 3.900 tấn. Song, vị đại diện này cũng khẳng định mận tam hoa đã hết mùa thu hoạch từ 10/5 âm lịch. Hiện trên Lào Cai không còn vùng nào có mận nữa cả.

Lừa bán đặc sản Sa Pa, dân Việt ăn hết 3.000 tấn mận Tàu
Giá của các loại mận Trung Quốc dao động từ 25.000-50.000 đồng/kg tùy loại

Trong khi đó, chị Lê Thị Lan, một đầu mối chuyên đổ sỉ mận ở Lào Cai cũng cho biết, hầu hết các loại mận xuất hiện ở chợ thời điểm này đều là mận Trung Quốc vì mận Việt Nam đã hết mùa từ thời điểm tháng 5 âm lịch.

Một số loại mận đặc sản thời gian thu hoạch muộn nhưng diện tích trồng nhỏ lẻ nên sản lượng không nhiều.

Riêng với loại mận tam hoa bán ở chợ hiện nay, tuy tên là mận tam hoa nhưng chúng có xuất xứ từ Trung Quốc, không phải mận tam hoa của Việt Nam. Hiện chị đổ buôn loại mận này với giá 15.000 đồng/kg, một sọt mận nặng 20kg.“Tính chung các loại mận, trung bình mỗi ngày tôi đổ buôn cho các đầu mối nhỏ lẻ khoảng 1,5-2 tấn/ngày”, chị Lan tiết lộ.

Lừa bán đặc sản Sa Pa, dân Việt ăn hết 3.000 tấn mận Tàu
Thoạt nhìn mận này khá giống mận tam hoa Việt Nam nhưng màu nhạt hơn, ăn chua hơn

Ông Lê Sơn Hà, Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT) cho biết, theo số liệu của Cục này, năm 2018 Việt Nam nhập khẩu khoảng 2.500 tấn mận tươi của Trung Quốc. Con số này là 3.000 tấn kể từ đầu năm đến nay.

 

Theo đó, thời điểm nhập khẩu mận tuỳ thuộc vào vụ thu hoạch và nhu cầu thị trường nên tuỳ năm có thể sớm hoặc muộn hơn một chút tuỳ từng năm.

Năm 2019, mận Trung Quốc bắt đầu được nhập về từ cuối tháng 3 đến tháng 6 là chủ yếu, trong đó cao điểm là vào tháng 5. Đến nay lượng mận nhập từ Trung Quốc về đã giảm bởi bên đó sắp hết vụ, ông Hà cho hay.

Theo Bảo Phương/Vietnamnet
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm