Một số ngành sản xuất công nghiệp chủ lực vẫn gặp khó
Sản xuất công nghiệp 'tìm đường' bứt tốc trong năm 2024 / Tín hiệu tích cực về sản xuất công nghiệp, thương mại đầu năm 2024
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, tốc độ tăng sản lượng sản xuất công nghiệp tháng 7 năm 2024 cao hơn tháng 6 và đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2011. Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tới 9,5%.
Trong 7 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp cơ bản tăng trưởng trên diện rộng ở 60 địa phương. Một số địa phương có mức tăng trưởng cao như Khánh Hòa, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao so với cùng kỳ năm trước như thép thanh, thép góc, thép cán, vải dệt từ sợi tự nhiên.
Những kết quả tăng trưởng của công nghiệp đã phản ánh một bức tranh rất tích cực của nền sản xuất trong nước. Có thể thấy sản xuất công nghiệp đang phục hồi mạnh mẽ so với năm 2023, đang có đà tiếp tục tăng trưởng tích cực.
Để đạt được kết quả trên, có nguyên nhân từ các biện pháp hỗ trợ, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng trong giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các dự án công nghiệp trọng điểm. Kết quả thu hút, giải ngân vốn FDI khả quan giúp tăng thêm năng lực cho sản xuất trong nước.
Đồng thời, kết quả đó cũng xuất phát từ kết quả nổi bật trong công tác đối ngoại về kinh tế, nhất là với các đối tác thương mại lớn như Mỹ, Trung Quốc giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, ngành sản xuất công nghiệp sẽ phải đối diện với việc nội lực của các ngành sản xuất vẫn còn yếu. Chưa có nhiều sản phẩm công nghiệp nội địa có hàm lượng công nghệ cao.
Cùng với đó, việc sản xuất công nghiệp phục hồi chưa toàn diện. Một số ngành sản xuất chủ lực vẫn giảm so với cùng kỳ như điện thoại thông minh, tivi, ô tô, sắt thép thô, bia hơi. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực (giày dép, gỗ, điện thoại các loại và linh kiện) mặc dù phục hồi tích cực song vẫn chưa về lại mức đỉnh của cùng kỳ năm 2022.
Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp thời gian tới, bà Thắng nhấn mạnh, Bộ Công Thương sẽ triển khai nhiều nhóm giải pháp. Đó là tiếp tục chủ động triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được Chính phủ thông qua, từ đó tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tập trung tham mưu hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, chiến lược phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng. Ưu tiên làm cơ sở cho các nguồn lực tăng trưởng mới của các ngành công nghiệp trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các chương trình làm việc với các địa phương và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hiện có. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục tận dụng cơ hội từ các dự án đầu tư công lớn và các chính sách khôi phục thị trường bất động sản của Chính phủ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp