Tín hiệu tích cực về sản xuất công nghiệp, thương mại đầu năm 2024
Khởi sắc tín hiệu kinh tế Việt Nam 2024 / Xăng dầu đồng loạt tăng giá
Tại buổi gặp mặt đầu Xuân Giáp Thìn 2024 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung ngay sau Tết của Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Xuân Giáp Thìn năm 2024 đã đến với những khởi sắc ban đầu. Tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại tháng 1 của ngành Công Thương đã cho thấy những bước chuyển tích cực.
Đặc biệt, sản xuất công nghiệp tăng trưởng 18,3%, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 19,3%. Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục đạt kỷ lục với bước tăng trưởng 37,7%, trong đó xuất khẩu tăng 42% và nhập khẩu tăng 33,3% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ trong tháng 1, cả nước đã đạt kim ngạch xuất nhập khẩu kỷ lục với con số 66,22 tỷ USD và tiếp tục xuất siêu đạt 2,92 tỷ USD.
Cùng với đó, thị trường trong nước ổn định, cung cầu hàng hóa được bảo đảm, kinh tế vĩ mô nhìn chung ổn định.
Tiếp tục đà tăng trưởng của tháng 1, người đứng đầu Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị trực thuộc khẩn trương hoàn thành những công việc bị tạm dừng, chậm tiến độ do nghỉ Tết và những công việc đã đến hạn phải hoàn thành theo yêu cầu của Chính phủ và quy định của pháp luật.
Chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình sản xuất, kinh doanh để kịp thời giải quyết hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành công nghiệp chủ lực ngay sau kỳ nghỉ Tết. Chủ động phối hợp, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án lớn, trọng điểm, có tính lan tỏa để sớm đi vào vận hành, tạo năng lực sản xuất mới, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành.
Đối với các đơn vị liên quan đến sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu theo dõi sát diễn biến thị trường, nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, xăng dầu, điện để chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm chuỗi cung ứng vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu… bảo đảm cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong cả nước được diễn ra thông suốt.
Đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm hành vi vi phạm đối với những mặt hàng phục vụ đời sống nhân dân dịp lễ hội đầu năm và các mặt hàng thiết yếu khác.
Các đơn vị liên quan đến công tác quản lý nhà nước, cần tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện và bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ xây dựng nghị định, thông tư trong Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của bộ năm 2024 đã được ban hành.
Các đơn vị được giao chủ trì xây dựng quy hoạch ngành quốc gia cần khẩn trương hoàn thiện, bổ sung hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành các kế hoạch thực hiện quy hoạch trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản đã được duyệt năm 2023. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để tổ chức triển khai các kế hoạch thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt.
Trong khi đó, các đơn vị liên quan đến thị trường ngoài nước được yêu cầu tiếp tục phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Hỗ trợ các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và mặt hàng xuất nhập khẩu.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp xúc tiến thương mại, tận đụng các cơ hội mở cửa thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, thị trường lân cận còn tiềm năng, thị trường đối tác ký kết Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các FTA thế hệ mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT