Nâng cao hiệu quả kết nối DN hỗ trợ với khu vực FDI bằng cách nào?
DNVN - Với sự dịch chuyển nguồn vốn đầu tư nước ngoài hiện nay, doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam cần có sự chuẩn bị để tranh thủ cơ hội đón đầu làn sóng FDI. Tuy vậy, việc đạt được các tiêu chuẩn của các công ty nước ngoài để thu hút được vốn đầu tư không hề đơn giản.
Gỡ khó cho doanh nghiệp đưa hàng Việt vào hệ thống phân phối ngoại / Bất động sản du lịch sinh lời nhanh cho gia đình trẻ
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam mang đến những cơ hội phát triển không nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước, trong đó có các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ. Nhờ có nguồn vốn FDI, các doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính dồi dào hơn để mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh nguồn vốn tài chính, chủ đầu tư còn chuyển giao các công nghệ hiện đại, đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao trình độ quản lý về năng suất sản xuất; từ đó DN công nghiệp hỗ trợ có thể từng bước đạt đến các tiêu chuẩn quốc tế, trở thành mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 14% doanh nghiệp Việt Nam thành công trong việc thu hút vốn đầu tư từ các DN nước ngoài, trong số đó chỉ có 21% DN đã trở thành nhà cung ứng trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Một phần nguyên nhân bắt nguồn từ năng lực của DN còn yếu kém, chưa đạt đến tiêu chuẩn để thu hút đầu tư. Ngoài ra, một số DN còn chưa chủ động kết nối với khu vực FDI.
Tại Hội thảo "Kết nối ngành công nghiệp hỗ trợ với khu vực FDI" - Thực trạng, Thách thức và Giải pháp" tổ chức tại Hà Nội chiều 04/9, GS.TS Phan Đăng Tuất - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam đã đưa ra đánh giá về thực trạng về nền công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Hội thảo "Kết nối ngành công nghiệp hỗ trợ với khu vực FDI" - Thực trạng, Thách thức và Giải pháp" diễn ra tại Hà Nội chiều 04/9
Theo ông Phan Đăng Tuất, thực tế cho thấy một loạt các chỉ số, bao gồm chỉ số năng lực công nghệ; chỉ số năng lực thích ứng, đổi mới sáng tạo; chỉ số phát triển bền vững và chỉ số năng lực kết nối, hội nhập của DN Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đa số đều ở mức trung bình. Trong đó, vốn nhân lực, vốn tổ chức, năng lực thương mại, năng lực tổ chức và năng lực hấp thụ còn yếu, cần được cải thiện. Với thực trạng này, doanh nghiệp Việt Nam đạt tới tiêu chuẩn của các DN nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam là điều đáng lưu tâm.
Phân tích sâu về tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng như làn sóng dịch chuyển FDI, GS. TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho biết: Tính đến tháng 8/2019, ước tính vốn FDI thực hiện đạt 11,96 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Các công ty nước ngoài như Samsung của Hàn Quốc, Nintendo của Nhật Bản... có xu hướng dời nhà máy từ Trung Quốc về Việt Nam để tiết kiệm chi phí.
Với sự dịch chuyển nguồn vốn đầu tư nước ngoài như vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị để tranh thủ cơ hội đón đầu làn sóng FDI. Tuy vậy, việc đạt được các tiêu chuẩn của các công ty nước ngoài để thu hút được vốn đầu tư không phải là điều đơn giản.
Với sự dịch chuyển nguồn vốn đầu tư nước ngoài như vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị để tranh thủ cơ hội đón đầu làn sóng FDI. Tuy vậy, việc đạt được các tiêu chuẩn của các công ty nước ngoài để thu hút được vốn đầu tư không phải là điều đơn giản.
Ông Phạm Hải Phong - đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phát biểu, nhận thấy tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ đối với các ngành toàn cầu, đặc biệt trong việc thu hút dòng vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước và các nhà hoạch định chính sách đã xác định những định hướng cơ bản trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn liền với quy hoạch sản xuất công nghiệp và tổ chức hệ thống thương mại, chú trọng chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư thông qua việc hoàn thiện các thể chế, chính sách cũng như tổ chức các hoạt động thiết thực để kết nối ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước với khu vực FDI.
Tuy nhiên, đại diện Cục Công nghiệp cho rằng, để tăng cường thêm cơ hội và tạo đà kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp này cần phải nhiều hơn nữa các hoạt động xúc tiến cơ hội hợp tác đầu tư, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, cách thức sản xuất và phát triển cho các DN nội địa và DN nước ngoài.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Tiến, đại diện Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã đưa ra giải pháp giúp các DN công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đón nhận và tận dụng làn sóng dịch chuyển FDI. Thông qua Dự án Kết nối Doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME) của USAID, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hỗ trợ nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của DN nước ngoài; đồng thời được kết nối với các DN nước ngoài phù hợp để trở thành nhà cung ứng trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Minh Thu
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 7/11/2024: USD tăng mạnh sau khi Donald Trump giành chiến thắng
Giá vàng ngày 7/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC trong nước giảm mạnh sau bầu cử Tổng thống Mỹ
Giải pháp quản lý năng lượng thông minh cho doanh nghiệp
Sau khi ông Trump thắng cử, giá vàng thế giới rơi xuống mức thấp nhất trong 3 tuần
Đà Nẵng: Lượng khách du lịch lưu trú qua đêm tăng mạnh
Vi phạm quy định hạn chế giao dịch ký quỹ, Chứng khoán DNSE bị xử phạt
Cột tin quảng cáo