Nếu lạm phát tăng cao, nhà đầu tư có nên bán tháo cổ phiếu?
Thủ đoạn nhập lậu Kit test nhanh COVID-19: Kê sai tên hàng, tuồn hàng qua biên giới / Cán cân thương mại hàng hóa tháng 2 đổi chiều: Việt Nam nhập siêu 1,96 tỷ USD
Chia sẻ tại buổi hội thảo mới đây, ông Nguyễn Thanh Lâm, trưởng phòng Nghiên cứu Phân tích - khối Khách hàng Cá nhân Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng cho rằng thị trường tháng 3 vẫn có khả năng gặp nhiều biến động trước hai biến số khó lường liên quan đến tình hình căng thẳng giữa Nga - Ukraine và việc Fed bắt đầu tăng lãi suất.
Bên cạnh đó, một vấn đề được quan tâm hiện tại là việc giá cả hàng hoá leo thang, cụ thể là đà tăng của giá dầu có thể ảnh hưởng tới lạm phát của Việt Nam và từ đó tác động đến thị trường chứng khoán. Tuy nhiên dưới góc nhìn dài hạn, vị chuyên gia cho rằng việc giá dầu tăng chỉ diễn ra trong ngắn hạn và không tác động quá lớn đến nền kinh tế. Nhìn về lịch sử, các yếu tố liên quan đến chiến tranh xung đột không thể khiến duy trì ở mức cao quá lâu.
Đặc biệt, lạm phát Việt Nam trong hai năm vừa qua có sự tương quan với Trung Quốc nhiều hơn là Mỹ. Với tốc độ phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, ước tính lạm phát tại quốc gia này chỉ dao động ở mức 2%-3%, thấp hơn nhiều so với mức lạm phát tại Mỹ.
Mặt khác, liên quan đến kế hoạch tăng lãi suất của FED, áp lực đối với đồng VND đã phần nào xuất hiện trong thời gian qua, khi đồng USD có xu hướng mạnh lên ở thị trường quốc tế cũng như cán cân thương mại nhập siêu và giai đoạn cao điểm nguồn kiều hối đã qua. Theo đó, cán cân thương mại sẽ nhanh chóng được cải thiện khi xuất khẩu hồi phục và sẽ giúp đồng VND duy trì được sức mạnh.
Do đó, chuyên gia Maybank cho rằng mức lạm phát tại Việt Nam có thể tăng, song sẽ hạ nhiệt từ quý 2 năm nay. Ba kịch bản về lạm phát và những tác động đến thị trường chứng khoán được đưa ra:
Trong kịch bản cơ sở, lạm phát duy trì ở dưới mức 4%-4,5% khi căng thẳng địa chính trị hạ nhiệt trong quý 2 khiến giá hàng hoá có xu hướng giảm. Theo đó, tăng trưởng tín dụng được duy trì cao hơn khoảng 14% giúp lợi nhuận ngân hàng tăng trưởng ít nhất 25% và lợi nhuận toàn thị trường tăng tương ứng 25%. Vị chuyên gia cho rằng khả năng kịch bản này xảy ra khoảng 75%. môi trường đầu tư vẫn thuận lợi khi việc nới lỏng chính sách tiền tệ hỗ trợ phát triển kinh tế vẫn được duy trì.
Trong kịch bản tiêu cực khi căng thẳng địa chính trị tiếp diễn không có giải pháp khiến giá cả hàng hoá neo cao ở mức như hiện tại trong cả quý 2 và quý 3 lạm phát có thể duy trì trên mức 4,5%-6%. Song chuyên gia Maybank cho rằng khả năng kịch bản này xảy ra chỉ khoảng 20%.
Lạm phát tăng cao sẽ khiến tăng trưởng tín dụng bị ảnh hưởng giảm về khoảng 12%. NIM bị ảnh hưởng vì các ngân hàng thương mại vẫn có thể chuyển phần tăng lãi suất huy động sang cho người đi vay thông qua việc tăng lãi suất cho vay. Điều này sẽ khiến tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng và lợi nhuận toàn thị trường bị ảnh hưởng. Khi đó, nhà đầu tư cần xem xét cơ cấu tỷ trọng danh mục đầu tư hợp lý bởi thị trường sẽ có xu hướng sideway.
Trong kịch bản tệ hơn khi căng thẳng địa chính trị không sớm có hồi kết, giá hàng hoá tiếp tục leo thang cộng thêm rủi ro thiên tai làm ảnh hưởng đến giá lương thực có thể khiến lạm phát ở mức trên 6%. Lạm phát tăng cao sẽ khiến tăng trưởng tín dụng giảm do cơ quan quản lý siết lại chính sách cộng với nhu cầu vay giảm do lo ngại bất ổn vĩ mô tăng cao.
Tuy kịch bản này khó xảy ra, song chuyên gia cho rằng nhà đầu tư cần thận trọng và xem xét hạ tỷ trọng cổ phiếu bởi rủi ro tăng cao khi lạm phát vượt quá tầm kiểm soát cộng với việc thắt chặt tiền tệ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ